Người chuyển giới phải trải qua ít nhất 30 cuộc phẫu thuật để có được cơ thể hoàn hảo của giới tính mình mong muốn - Ảnh: Internet
Xã hội hiện nay đã giảm cái nhìn hà khắc đối với những người chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, để sống thật với chính mình, người chuyển giới vẫn phải đối mặt với nhiều điều khó nói. Đặc biệt là những đau đớn tận cùng về thể xác trong và sau khi phẫu thuật.
Marci Bowers (người Mỹ) là bác sỹ phẫu thuật đầu tiên xuất thân từ người chuyển giới. Có lẽ vì thế mà Marci thấu hiểu được những nỗi đau và nguyên vọng của bệnh nhân khi tham gia ca phẫu thuật. Bà cho biết, tỷ lệ thành công của các ca chuyển giới là khoảng 90% tùy vào sự đánh giá của bệnh nhân. Nhưng điều quan trọng là họ thỏa mãn được khát khao sống với “tâm hồn bên trong” của mình. Tính đến thời điểm nay, Marci đã thực hiện thành công 1.600 ca phẫu thuật giới tính. Điều này đồng nghĩa với việc đã có 1.600 người tìm được giới tính địch thực của mình bằng sự hỗ trợ của nữ bác sỹ chuyển giới đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực phẫu thuật giới tính.
Marci Bowers là nữ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên trên thế giới xuất thân từ người chuyển giới - Ảnh: Internet
Điều đương nhiên là những ca phẫu thuật này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người chuyển giới. Giới y học cho biết tuổi thọ trung bình của họ không quá cao. Tuy nhiên, điều này còn được quyết định bởi nhiều yếu tố như môi trường, xã hội, ý chí của người chuyển giới khi đối mặt với cơn đau và những lời bàn tán của nhiều người.
Ở Việt Nam, nguyên nhân hàng đầu khiến tuổi thọ trung bình của người chuyển giới không cao là do điều kiện y tế và thái độ đối xử của những người thân xung quanh họ.
Những nỗi đau tận cùng về thể xác
Khi muốn thay đổi hoàn toàn thân hình của mình, người chuyển giới phải trải qua ít nhất 30 cuộc phẫu thuật để “tân trang” hết tất cả các bộ phận cơ bản. Nghĩ một cách đơn giản, thân hình bình thường của một phụ nữ phải có đầy đủ ngực, eo, mông với số đo hợp lý và cơ mặt mang lại cho người nhìn cảm nhận được nét nữ tính. Chưa kể đến việc làm thon gọn bắp tay, bắp chân....Đau đớn nhất là việc cắt bỏ hoàn toàn cơ quan sinh dục và hủy hoại khả năng sinh sản tự nhiên của họ. Chưa kể đến việc cả đời họ không bao giơ trở thành một người hoàn hảo với giới tính mình đã chọn.
Hoài Trinh, tên trong giấy khai sinh là Huỳnh Minh Hùng ở Lâm Đồng chia sẻ về những gì cô phải chịu đựng sau hành trình đi “tìm lại chính mình”. Trinh nói nửa ngày sau khi mổ tạo hình khung hàm là lúc thuốc tê đã hết tác dụng, cô bắt đầu cảm nhận rõ ràng những cơn đau cắt da cắt thịt. Lúc đó, ăn uống là một cực hình nhưng nếu so với cơn đau sau mổ tạo hình bộ phận sinh dục thì nó chẳng là gì. Ngày cũng như đêm, vùng “giấu mặt” của tôi cứ như ai đang cầm dùi cây sắt nung đỏ đâm vào. Có lúc vượt quá sức chịu đựng, tôi đã van xin bác sỹ cho tôi thuốc giảm đau nhưng bác sỹ khuyên tôi không nên lạm dụng. Trong cơn đau, có lúc tôi đã ước sao mình có thể chết đi!
Người chuyển giới phải chịu đựng những nỗi đau tận cùng ít người thấu hiểu - Ảnh: Internet
Tuy nhiên, cũng có nhiều người mang khát khao chuyển giới lớn hơn gấp nhiều lần nỗi lo sợ đau đớn về thể xác. Theo bác sỹ T, người đã từng tư vấn và thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật chuyển giới tại Tp.HCM thì những người tìm đến ông đa phần đã tìm hiểu trước về những nguy cơ có thể xảy ra nếu phẫu thuật. Tuy nhiên, họ vẫn bày tỏ sự quyết tâm vượt qua nguy hiểm để được sống với giới tính thật của mình. Trường hợp làm ông nhớ nhất là Kiều Vân (tên thật là Đỗ Văn Bình, ở An Giang). Vân đã tìm hiểu rất kỹ những rủi ro liên quan đến việc phẫu thuật chuyển giới trên internet. Vân nói đau đớn như vậy nhưng có đau hơn thì Vân vẫn cắn răng chịu đựng, dù có chết cũng muốn được “một lần là phụ nữ trong đời”
Theo bác sỹ T, nhiều trường hợp khác cần có bác sỹ tâm lý kèm theo trong suốt quá trình hậu phẫu bởi đây là giai đoạn ngườii chuyển giới có những diễn biến tâm lý phức tạp. Vì đau đớn quá nên họ thấy mình “bất hạnh”; vì sắp được là chính mình nên họ thấy hân hoan…rồi lại bất hạnh, hân hoan…Có nhiều người không vượt qua nổi cơn đau nên trở nên lãnh cảm, sống khép kín thậm chí tự tử!
Khát khao được sống thật với giới tính của mình là điều chính đáng và cần được sự ủng hộ của cộng đồng. Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã chính thức công nhận quyền chuyển đổi giới tính. Đây là bước ngoặc cho tính nhân văn và được cộng đồng LBGT (Lesbian - Gay - Besexual - Transgender) nhiệt liệt ủng hộ.
KHÁNH HÒA (Tin8)