Ăn hồng khi đói bạn có thể bị buồn nôn, đau bụng - Ảnh: Internet
Không nên ăn lúc đói
Bạn có thể bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu khi ăn hồng lúc đang đói. Bởi vì, quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, là hai chất nếu ăn lúc đói sẽ bị axit dạ dày và tạo nên những khối kết tụ. Những khối kết tụ này nếu không xuống được ruột non thông qua môn vị thì chúng sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi. Những sỏi này khi không được đào thải ra ngoài sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Không ăn vỏ hồng
Ăn vỏ hồng thực sự không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Internet
Ở Nhật bản, quả hồng là loại “thuốc” chữa bệnh vừa đơn giản, vừa tương đối dễ kiếm. Nó có thể điều trị chứng nấc cụt cực kì hiệu quả, đồng thời nhóm hợp chất proan-thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ sẽ bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia khuyên nên bạn hạn chế tối đa ăn vỏ hồng vì nó chứa nhiều chất tamin - một trong hai chất gây ra sỏi trong dạ dày.
Không ăn hồng cùng với cua, thịt ngỗng
Bạn có thể bị tử vong nếu ăn hồng chung với thịt ngỗng, thịt cua - Ảnh: Internet
Theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein nên dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày. Ngoài ra, cua và hồng đều mang tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau.
Còn chất đạm, protein chất lượng cao có trong thịt ngỗng khi gặp tanin của quả hồng sẽ ngưng tụ thành protein acid tannic. Chất này tích tụ trong dạ dày sẽ gây ra những cơn đau bụng, sốt cao, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người bị tiểu đường nên tránh ăn hồng
Quả hồng rất tốt cho người bị tim mạch vì đường có trong quả hồng chủ yếu là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.
Những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng - Ảnh: Internet
Nhưng đối với những người bị tiêu chảy, tiểu đường và bệnh dạ dày thì tốt nhất nên tránh ăn hồng. Người tiểu đường phải luôn kiểm soát đường huyết nhưng ăn quả hồng sẽ làm đường huyết tăng lên nhanh chóng. Bởi vì, ngoài đường glucose và fructose thì trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate (chủ yếu disaccharides và monosacarit đơn giản) rất dễ hấp thụ và sẽ khiến đường huyết tăng nhanh.
Ngoài ra, những người bị tiêu chảy hoặc người bị viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu cũng không nên ăn hồng nhiều.
Không ăn hồng khi uống rượu
Khi uống rượu không nên ăn quả hồng - Ảnh: Internet
Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột. Khi đó, nếu như gặp tanin có trong quả hồng thì sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy và kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông. Đó là nguyên nhân khiến bạn bị khó tiêu, thậm chí lâu dần sẽ bị tắc ruột.
Không ăn hồng cùng với khoai lang
Dạ dày sẽ gặp vấn đề khi ban ăn hồng chung với khoai lang - Ảnh: Internet
Bản thân khoai lang chứa nhiều tinh bột, khi đi vào dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit dạ dày. Giống như bạn ăn hồng lúc đói, khi ăn khoai lang cùng với hồng thì chất tanin và pectin trong đó sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày, từ đó hình thành sỏi không hòa tan, vừa gây khó khăn cho hệ tiêu hóa lại vừa không dễ gì đào thải ra ngoài. Tốt nhất bạn nên ăn khoai lang và hồng cách nhau khoảng 5 tiếng trở lên.
TỪ MINH (Tin8, tổng hợp)