Hãy luôn nhớ rằng cảm xúc tích cực mang lại sức mạnh, còn cảm xúc tiêu cực tước đoạt sức mạnh
Có một câu nói rất hay rằng: “Cảm xúc tích cực mang lại sức mạnh, cảm xúc tiêu cực tước đoạt sức mạnh”. Nếu như bạn chỉ chăm chăm vào những cảm xúc tiêu cực và nuôi dưỡng nó, không tìm cách tiêu diệt và loại bỏ thì sẽ chỉ mất ý chí chiến đấu, ngày càng chìm mãi trong đau khổ.
Quan điểm đó cũng trùng quan điểm với Phật giáo, vốn cho rằng con người rồi cũng sẽ đến lúc nhận ra những sự việc ở trên đời tất cả đều là hư ảo. Chúng ta sẽ không được gì nếu cứ mãi “sân si”, tốt nhất nên tìm cách để buông bỏ bằng những phương cách khác nhau, mà cốt lõi chính là hóa giải ba yếu tố:
1. Lắng nghe
Lắng nghe tưởng chừng như phức tạp nhưng thực chất chỉ là bạn cần lắng nghe chính bản thân mình. Nghe những điều đang diễn ra trong đầu, mình đang giận dữ vì cái gì, điều gì đang chế ngự cảm xúc và gây ra sự phẫn nộ.
Lắng nghe là bước đầu tiên bạn có thể làm để biết bên trong mình đang gặp vấn đề gì
Để lắng nghe, bạn bắt buộc phải dành khoảng thời gian phù hợp để yên tĩnh. Lắng nghe thực sự chứ không phải vừa hoạt động, làm việc, đọc sách, coi tivi hay tranh thủ làm việc khác. Việc lắng nghe này giúp chúng ta chạm đến trí tuệ sâu xa bên trong bản thân mình và tìm ra câu trả lời mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới.
2. Suy ngẫm
Suy ngẫm là cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân của cảm xúc tiêu cực đang chế ngự chúng ta. Bạn có cảm giác yếu đuối khi tự bào chữa với bản thân và người khác, bạn tự cho mình quyền bực tức, thất vọng, phẫn nộ, ganh tị và giận dữ. Bạn cho rằng người khác gây ra cái khổ cho mình. Chừng nào bạn còn tự bào chữa cho bản thân, cảm xúc ấy còn kiểm soát bạn và đẩy bạn ngày càng tiêu cực hơn.
Suy ngẫm sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của khúc mắc
Chính vì vậy, suy ngẫm là việc tĩnh lặng suy nghĩ về những gì chúng ta nghe được, về những điều mà trí tuệ của nội tâm nhận ra và ý nghĩa của chúng đối với chúng ta. Khi đó, chúng ta sẽ dần nhận ra vấn đề không phải ở ngoại cảnh mà là chính chúng ta chưa biết cách để buông bỏ.
Cảm xúc tiêu cực, theo khoa học, nó không chỉ liên quan đến cảm xúc hay từng tình huống, mà khi đối mặt với từng tình huống, các cảm giác trỗi lên, bất cứ cảm xúc nào cũng có thể khiến cơ thể cảnh giác, tự vệ, thay đổi mô hình hay động cơ hành động. Điều quan trọng không phải là tên của cảm xúc mà là cơ thể và trí óc chúng ta làm gì với nó.
3. Thiền định
Phật giáo cũng có một câu nói rất hay rằng, “Khi bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thì sự việc ấy tự nhiên sẽ thay đổi”. Sự thay đổi cách nhìn nhận sẽ tới nhanh hơn với bản thân bạn nếu bạn biết cách thiền định.
Và thiền định sẽ hoàn tất quá trình giúp chúng ta buông bỏ, tiêu diệt cảm xúc tiêu cực
Trong cuốn sách Phật giáo cổ có tên The Tibetan Book of Living and Dying (Tạng thư sống chết), Sogyal Rinpoche gợi ý chúng ta có thể ngồi thiền với đôi mắt mở. Có nghĩa là không phải là việc hướng ra bên ngoài mà là nhìn vào bên trong, tìm ra con đường đi đến sự tĩnh lặng bên trong tâm hồn thay vì chạy trốn những hỗn loạn bên ngoài.
Thiền định ở đây được hiểu không phải là tụng kinh hoặc ngồi bất động thông thường. Sự tĩnh lặng chân chính có thể đến trong một vài khoảnh khắc trong thiền định khi tâm trí được thông tỏ. Thiền định giống như một sự sàng lọc tinh thần.
Thực hành quá trình này, bạn sẽ tìm thấy sư an yên, tự tại cho cuộc sống của mình
Đây là quá trình để chúng ta tháo gỡ những phán xét và cảm xúc tiêu cực. Điều đó không hề dễ dàng, nhưng nếu chúng ta nhẫn nại và siêng năng, chúng ta có thể thay đổi cách thức nhìn nhận sự việc.
Khi thiền định, cũng là lúc bạn biết cách làm chủ cảm xúc. Để duy trì cảm xúc tích cực, bạn sẽ loại bỏ sự chỉ trích, phàn nàn, lên án người khác vì bất cứ việc gì. Khi làm được cả quá trình từ lắng nghe, suy ngẫm đến thiền định, bạn đã kích thích cảm xúc tiêu cực trong mình trỗi dậy. Hãy nhớ rằng, chính bạn là kiến trúc sư tạo ra số phận của chính mình. Số phận của chính bạn chỉ có thể tốt đẹp nếu bạn biết hóa giải những cảm xúc tiêu cực. Cắt mí mắt dưới
DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: Internet)