Những thói quen chăm sóc bé tưởng chừng bình thường nhưng lại rình rập những điều có hại - Ảnh: Internet
1. Mớm ăn
Thói quen mớm cơm cho trẻ không đảm bảo vệ sinh và không tốt cho sức khỏe của trẻ - Ảnh: Internet
Đây là thói quen mà các mẹ hay áp dụng khi cho trẻ ăn, thậm chí nhiều mẹ còn nghĩ mớm cơm như vậy bé sẽ dễ nuốt, dễ tiêu hoá. Thế nhưng, điều này lại vô cùng có hại cho sự phát triển của bé.
Các bác sỹ nhi khuyến cáo mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ ăn vì điều này ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá vì bé có thể bị lây vi khuẩn từ răng miệng, bệnh màng não mũ lây qua đường hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày nếu mẹ mắc vi khuẩn gây bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến ung thư dạ dày…
2. Pha trò để con chịu ăn
Dù trẻ có khóc thét không chịu ăn thì bố mẹ cũng không nên pha trò để dụ bé ăn - Ảnh: Internet
Trẻ con đôi lúc khóc thét và không chịu ăn dù cho mẹ có bắt ép như thế nào. Thế nên, nhiều mẹ chọn giải pháp pha trò và đùa giỡn để đưa thức ăn vào miệng bé.
Điều này được cho là rất nguy hiểm bởi nếu bé cười khi đang có thức ăn trong miệng thì thức ăn dễ rơi vào khí quản khiến bé ho và có nguy cơ gây ra các bệnh hô hấp. Hơn nữa, thức ăn có thể sẽ bịt kín khí quản hoặc một nhánh khí quản làm bé bị sặc, tắc nghẽn đường thở có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
3. Lấy ráy tai cho bé
Tai của trẻ dễ bị tổn thương, nếu lấy ráy tai không đúng cách có thể gây viêm tai, ảnh hưởng đến thính lực của trẻ - Ảnh: Internet
Nhiều mẹ thường lấy ráy tai định kỳ cho bé để vệ sinh tai sạch sẽ. Tuy nhiên, việc này nếu làm không cẩn thận mẹ có thể làm rách lớp da mỏng trong tai của bé gây viêm nhiễm hoặc có thể tổn thương màng nhĩ dẫn đến điếc.
Mẹ cần biết rằng da và sụn đôi tai bé sơ sinh rất mềm và chưa phát triển toàn diện. Ráy tai có kháng thể để bảo vệ đôi tai cũng như cản bụi hoặc côn trùng nhỏ bay vào. Vì vậy, việc lấy ráy tai cho bé khi thấy ráy quá nhiều phải hết sức cẩn thận. Trong trường hợp ráy tai quá cứng, mẹ có thể lấy tăm bông thấm muối sinh lý làm sạch ống tai ngoài cho bé và cũng không nên cho bé tự ngoáy.
4. Rung lắc khi bế trẻ
Nhiều bậc phụ huynh khi bồng bế trẻ thường có thói quen đung đưa, rung lắc, có khi còn tung hứng khiến trẻ thích thú. Các bác sỹ nhi khuyến cáo cha mẹ nên ngừng ngay hành động nguy hiểm đó, đặc biệt đối với trẻ dưới 10 tháng tuổi.
Khi ẵm bé, mẹ không nên rung lắc, đung đưa - Ảnh: Internett
Hành động rung lắc, tung hứng sẽ khiến não bộ của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi não bộ của bé sơ sinh chưa hoàn thiện và rất mềm yếu. Thậm chí, não có thể va chạm với hộp sọ, làm rách mạch máu gây tổn thương não.
5. Cho trẻ mặc áo ấm khi ngủ
Khi trẻ mặc quá nhiều đồ, khi bé nóng sẽ bị ra mồ hôi nếu mẹ không lau sớm trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp - Ảnh: Internet
Nhiều mẹ cứ nghĩ khi con ngủ càng giữ ấm càng tốt bằng cách cho con mặc áo ấm mà không biết điều này làm cho bé không thoải mái khi ngủ, gây khó thở và suy hô hấp. Vì vậy, các bà mẹ nên theo dõi nhiệt độ cơ thể và phản ứng của bé qua các biểu hiện như ra mồ hôi, quấy khóc… để điều chỉnh quần áo cho bé mặc.
6. Thường xuyên cho bé uống thuốc biếng ăn
Khi thấy con không chịu ăn uống, lười ăn, các mẹ lại mua thuốc trị tật biếng ăn của bé. Ban đầu, thuốc thật sự hiệu nghiệm giúp con ăn được hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ lạm dụng thuốc biếng ăn thường xuyên mỗi khi con không chịu ăn.
Khi trẻ biếng ăn, bạn nên kiên nhẫn dỗ bé ăn từ tư chứ đừng lạm dụng thuốc biếng ăn - Ảnh: Internet
Điều này, khiến trẻ bị táo bón, khó tiểu, khô miệng… và khi ngưng thuốc bé vẫn biếng ăn như cũ. Vì thế, các bác sỹ khuyên các mẹ nên kiên trì tập cho trẻ ăn từ từ , có thể thay đổi cách chế biến các món ăn đa dạng cho bé… để giúp bé ăn ngon miệng.
MỘC YÊN (Tin8)