Kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em: Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ khi ẵm ngữa

Ngày đăng: 31/08/2017
2,185 Read
166 Share
Dạy trẻ em tiếng Anh là điều vô cùng cần thiết. Dù vậy, khi đã có lượng từ tiếng Việt, nhiều trẻ trở nên thờ ơ hoặc từ chối học ngoại ngữ.

Dạy tiếng Anh cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết trong thời đại mới. Độ tuổi mà trẻ dễ dàng tiếp thu các ngôn ngữ nhất chính là 5 năm đầu đời, lý tưởng nhất là ngoại ngữ được giới thiệu và duy trì thời lượng tiếp xúc liên tục từ khi trẻ đang bập bẹ cả tiếng mẹ đẻ. Điều này có nghĩa là trẻ có thể bắt đầu học tiếng Anh ngay từ khi còn sơ sinh, và tốt nhất là trước 2 tuổi.

Tôi đã bắt đầu dạy tiếng Anh cho cả hai con từ trước khi chúng lên 2. Trái với hình dung của nhiều người lớn, trẻ con được tiếp xúc sớm với tiếng Anh (xem thêm về cách dạy ở bên dưới) có thể hiểu và làm theo những câu đơn giản từ khi một tuổi, bập bẹ và ghép từ trong độ tuổi 1-2, nói thành câu khá đầy đủ khi lên 3, và khi lên 5 thì giao tiếp với ngữ pháp và phát âm gần như hoàn chỉnh. Tôi đã quan sát những thay đổi này ở chính các con tôi.

dạy tiếng Anh cho trẻ em

Chị Phương Đặng và hai con. 

Nhiều gia đình thử dạy tiếng Anh cho trẻ em khi chúng đã ngoài 3 tuổi, nhưng quá trình dạy có thể khá khó khăn không phải vì khả năng ngôn ngữ không cho phép trẻ học, mà là do sự chống đối ở trẻ về mặt tâm lý. Thời điểm 0-2 tuổi rất quan trọng, vì ở thời điểm 2 tuổi, đa số trẻ đã nói được những câu ngắn 2-4 từ bằng tiếng Việt. Khi đã có một lượng từ vựng tiếng mẹ đẻ, nhiều trẻ không cảm thấy nhu cầu phải học một ngôn ngữ khác và trở nên thờ ơ hoặc từ chối học ngoại ngữ.

Trẻ nhỏ mất xấp xỉ 5 năm đầu để hoàn thiện tương đối khả năng giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ nào đó, với điều kiện được học từ khi bập bẹ và duy trì liên tục.

Cho con học ngoại ngữ sớm không nhất thiết phải tốn nhiều tiền. Bố mẹ hoàn toàn có thể tự dạy tiếng Anh cho con tại nhà. Bạn thậm chí có thể kết hợp giúp con tại nhà và gửi con đến lớp. Trẻ học tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh song song với nhau, hoặc thời điểm được giới thiệu ngoại ngữ không quá cách xa so với thời điểm trẻ bắt đầu học tiếng Việt. Hai ngôn ngữ được giới thiệu cùng cách: trẻ được tiếp xúc với ít nhất một người lớn có khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống tự nhiên trong đời sống, bao gồm lúc người lớn chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn uống, vệ sinh, và chơi với trẻ. Các ngôn ngữ được sử dụng tách biệt nhau; ngoại ngữ không được giới thiệu qua tiếng Việt. 

Theo cách này, ngôn ngữ được sử dụng hoàn toàn dựa trên nhu cầu giao tiếp thực sự của người lớn và trẻ, nhưng quan trọng nhất là mối quan tâm của trẻ. Ngôn ngữ được giới thiệu một cách có ý nghĩa với trẻ, đi liền với cảm xúc, với chơi đùa, với các kích thích giác quan tự nhiên.

Nói theo cách đơn giản nhất, trẻ học tiếng Việt ra sao thì tiếng Anh hay bất cứ thứ tiếng nào khác cũng có thể được giới thiệu theo...

2,185 Read
166 Share
(241)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang