Khoa học đã chứng minh 4 "kiểu chết" phổ biến trên phim ảnh này là sai

Ngày đăng: 27/04/2016
5,595 Read
194 Share
Tin8 - Bạn có cảm thấy có gì đó sai sai với những cảnh chết quen thuộc ở trên màn ảnh như chết chìm trong dung nham, chết vì bị cá mập ăn, chết ngay tích tắc khi bị ai đó dùng gối đè chặt lên mặt…? Nếu bạn chưa có lời giải đáp thì hãy theo đọc bài viết sau đây nhé!

Cảnh nhân vật Golum trong Chúa tể của những chiếc nhẫn chết chìm trong dung nham được coi là phi thực tế - Ảnh: Internet

Cảnh nhân vật Golum trong Chúa tể của những chiếc nhẫn chết chìm trong dung nham được coi là phi thực tế - Ảnh: Internet

1. Cảnh chết chìm trong dung nham?

Trong phim: Chắc hẳn các bạn còn nhớ cảnh nhân vật Gollum bị ngã xuống vực dung nham và chìm dần trong tập phim nổi tiếng “Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của nhà vua (2003)”.

Thực tế: Việc chết chìm trong dung nham thật là phi lý, bởi chìm vào trong dung nham là việc không thể xảy ra đối với con người.

Dung nham là chất lỏng nhưng không hề giống nước đâu nhé! Xét về đặc tính vật lý, khối lượng riêng của nước là 1000 Kg/m3, của người là 1010 Kg/m3, của dung là 3100 Kg/m3; trong khi đó độ nhớt của nước là 0.00089 Pa.s và của dung nham là 100 -1000 Pa.s.

Dung nham không thể làm chìm mà chỉ có thể đốt cháy bạn mà thôi - Ảnh minh họa: Internet

Dung nham không thể làm chìm mà chỉ có thể đốt cháy bạn mà thôi - Ảnh minh họa: Internet

Theo nguyên lý, khi một vật bị ném vào chất lỏng có độ nhớt thấp (nước) thì sẽ chìm nhanh hơn so với khi ném vật đó vào một chất lỏng có độ nhớt cao (dung nham). Như ta đã thấy, khối lượng riêng của dung nham lớn gấp hơn 3 lần của nước và của con người, còn độ nhớt thì gấp 110 000 đến 1 100 000 lần nước.

Vậy thì bạn đã hiểu chuyện gì xảy ra rồi chứ. Dung nham không thể nhấn chìm bạn như nhân vật Gollum, nhưng dung nham có thể đốt cháy bạn ngay lập tức.

2. Cảnh giết người bằng cách làm họ nghẹt thở với một cái gối?

Trong phim: Lúc nạn nhân đang ngủ, tên giết người lẻn vào, chụp cái gối đè chặt lên mặt nạn nhân. Nạn chân chỉ giãy giụa vài chục giây rồi im bặt. Tên sát nhân thả gối ra và kết quả là nạn nhân đã chết.

Trên thực tế, giết người bằng cách làm họ nghẹt thở với một chiếc gối phải tốn rất nhiều thời gian và công sức đấy - Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, giết người bằng cách làm họ nghẹt thở với một chiếc gối phải tốn rất nhiều thời gian và công sức đấy - Ảnh minh họa: Internet

Thực tế: Để giết người bằng gối ngoài đời thực thì không hề đơn giản, nhanh - gọn - lẹ như trong phim được. Đó là một quá trình tốn rất nhiều thời gian và công sức mà những gì trên phim chỉ là “màn dạo đầu” mà thôi.

Khi nạn nhân ngừng giãy giụa, tên giết người thả gối ra thì nạn nhân sẽ tự động thở lại như một phản xạ tự nhiên của cơ thể. Nguyên nhân là vì thời gian muốn để nạn nhân chết ngạt bằng gối phải mất ít nhất là 10-15phút, thậm chí có người phải mất 40-60 phút.

Cụ thể, nếu bị bức thở, thời gian tiêu hết lượng oxy trong máu là 15 giây, tiếp theo là 1 phút để một số tế bào não bị phá hủy và 3 phút sau, não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nhưng phải mất ít nhất 10-15 phút mới giết chết được nạn nhân.

3. Cá mập thích săn đuổi và ăn thịt con người?

Cá mập không hề thích tấn công người như trên phim - Ảnh minh họa: Internet

Cá mập không hề thích tấn công người như trên phim - Ảnh minh họa: Internet

Trong phim: Một người rớt xuống biển. Một (hay một đàn) cá mập xuất hiện, lao nhanh như hổ đói đến “con mồi”, sau đó hàm răng sắc đáng sợ của cá mập sẽ xé xác con mồi trong đau đớn...

Thực tế: Cá mập không thích tấn công và ăn thịt người. Cá mập thực sự rất nhút nhát, thậm chí không muốn tiếp cận con người. Những trường hợp bị cá mập tấn công là do “con người kích động cá mập” mà thôi.

Một thống kê vui rằng, mỗi năm số người bị giết bởi máy bán hàng tự động còn nhiều hơn số người bị giết bởi cá mập. Hàm răng của cá mập quả là đáng sợ nhưng cách chúng sử dụng giống như cách con người sử dụng đôi tay vậy. Cá mập dùng răng cắn một vật gì đó có ý nghĩa để chúng dò xét và kiểm tra hơn là tấn công.

4. Bạn có thể dễ dàng lượm lựu đạn và ném trả lại kẻ thù?

Nếu một người lính trên phim nhặt quả lựu đạn rồi ném trả lại thì ngoài đời thực bạn chỉ có chết mà thôi - Ảnh minh họa: Internet

Nếu một người lính trên phim nhặt quả lựu đạn rồi ném trả lại thì ngoài đời thực bạn chỉ có chết mà thôi - Ảnh minh họa: Internet

Trong phim: Khi bị kẻ thù tấn công bằng lựu đạn về phía mình, một anh lính quả cảm lượm ngay trái lựu đạn bị ném rồi ngay lập ném ngược trở lại về phía kẻ thù.

Thực tế: Khả năng chuyện nhặt lựu đạn lên và ném trả lại cực kỳ thấp. Loại lựu đạn cầm tay là lựu đạn phân mảng dùng để làm bị thương nhiều kẻ thù càng tốt (chứ không nhằm mục đích giết chết mục tiêu).

Thời gian cháy của cầu chì lựu đạn chỉ là 3-5 giây. Theo tính toán, bạn cần ít nhất 2 giây cho quả lựu đạn bay từ tay của bạn đến mục tiêu, số thời gian ít ỏi còn lại chắc chắn sẽ không đủ cho bạn thực hiện các công việc như: phát hiện mục tiêu, tạo ra phản xạ, chạy tới, lượm lên, xoay người rồi ném ngược trả lại như trong phim được.

Một cựu chiến binh Mỹ có tên Dan Rosenthal đã từng nói: “Trừ khi bạn là Captain America, nếu không đừng bao giờ cố gắng để ném lựu đạn trở lại.”. Tốt nhất bạn chớ dại dột mà làm anh hùng trong trường hợp này nhé!

TỪ MINH (Tin8)

5,595 Read
194 Share
(275)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang