Trong nhiều trường hợp, sự im lặng sẽ giúp bạn giành được chiến thắng khi tranh luận - Ảnh minh họa: Internet
Trong cuộc sống, có rất nhiều lúc bạn phải thuộc “nằm lòng” và thường xuyên áp dụng câu nói “im lặng là vàng” nếu không muốn những lời nói của mình sẽ “phản bội” mình. Dưới đây là những thời điểm đó.
1. Khi đối phương bắt đầu mâu thuẫn với các lập luận của bản thân
Khi chọn cho mình một chiến lược lập luận sai lầm, trước sau gì người đó cũng sẽ rơi vào vòng tròn lẩn quẩn với trạng thái mở đầu một đằng nhưng kết thúc một nẻo.
Điều khôn ngoan nhất bạn cần làm lúc này là giữ im lặng. Hãy để đối phương tự nhận ra những điểm bất hợp lý từ chính lập luận của mình.
2. Khi bạn vừa đặt một câu hỏi
Bạn sẽ vừa là một người văn minh, vừa là một người thông minh khi dành thời gian cho đối phương suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi bạn vừa đưa ra.
3. Khi đối phương đang sai
Bạn không có nghĩa vụ phải thông báo cho đối phương biết rằng họ đang vướng vào sai lầm.
Câu chuyện của một nữ luật sư kể về phi vụ bán lại công ty cho thân chủ của cô sẽ là minh chứng cho điều này. Chính cô cũng tỏ ra bất ngờ vì thương vụ này lại nhanh chóng đạt được thỏa thuận theo hướng có lợi cho thân chủ của cô đến vậy.
Trong nhiều vụ thương lượng, bạn không có nghĩa vụ phải cho đối phương biết rằng họ đang sai ở đâu - Ảnh minh họa: Internet
Cuối cùng, cô phát hiện ra rằng đối phương đã làm sai một phép tính đơn giản, khiến giá trị ước đạt của phi vụ này bị đẩy lên cao hơn rất nhiều so với thực tế.
Trong tình huống này, sự im lặng của cô không vi phạm trách nhiệm của một luật sư và cũng không phá hỏng thương vụ của thân chủ. Cuộc sống cho thấy rằng, đôi khi bạn không cần phải mang nặng tâm lý sửa chữa sai lầm của người khác.
KHAI TÂM (Tin8)