Người Nhật được sở hữu 2 cuốn hộ chiếu với 2 màu khác nhau: một chiếc màu xanh da trời có thời hạn 5 năm và một chiếc khác màu đỏ với thời hạn 10 năm
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ phải tốn rất nhiều tiền cho phí làm hộ chiếu: 215 bảng (khoảng 7 triệu đồng). Còn Vương quốc Swaziland lại có mức phí làm hộ chiếu rẻ nhất với giá 2,5 bảng (khoảng hơn 70 ngàn đồng)
Malaysia là nước đầu tiên cấp hộ chiếu sinh trắc học vào năm 1998: mẫu hộ chiếu có chứa các dữ liệu sinh trắc học bao gồm vân tay và ảnh kĩ thuật số
Hộ chiếu tại đất nước Nicaraguan có tính năng bảo mật rất cao với mã vạch 2 chiều, hình ảnh 3 chiều, và những hình chìm
Những cuốn hộ chiếu “quyền lực nhất” thuộc về Phần Lan, Anh, Đức, Thụy Điển và Mỹ: công dân thuộc các nước này được miễn thị thực ở 174 quốc gia khác trên thế giới
Những người thường xuyên đi du lịch ở Ấn Độ có thể yêu cầu làm hộ chiếu dày tới 60 trang
Mỗi trang trong quyển hộ chiếu người Áo đều được trang trí bằng huy hiệu của một tỉnh
Hộ chiếu tại một số quốc gia trên thế giới đều được có quy chuẩn nhất định về chiều dài và chiều rộng: chiều dài là 125 mm, rộng 90 mm và số trang không quá 40
Mỗi ngày tại Hàn Quốc có tới 26.500 cuốn hộ chiếu ra đời. Đối với hộ chiếu sinh trắc học, người dân phải chờ làm trong 8 tiếng
Vatican không có cục xuất nhập cảnh nhưng các công dân của nước này vẫn được cấp hộ chiếu và Đức Giáo Hoàng là người có hộ chiếu số 1
Māori là ngôn ngữ chính thức của New Zealand, lần đầu tiên được sử dụng trong hộ chiếu nước này vào năm 2000 và thay thế tiếng Pháp
Trước đây hộ chiếu của người Philippines có màu xanh lá. Tuy nhiên từ năm 2007, màu này không còn được sử dụng cho bất kỳ loại hộ chiếu nào nữa
Người Canada sử dụng hộ chiếu “cực đỉnh” với tính năng nhìn thấy bằng tia cực tím
ĐỒNG ANH (Tin8, Ảnh: Internet)