Không một khảo sát hay nghiên cứu nào khẳng định rằng nước Mỹ là quốc gia hoàn hảo nhất, hay hạnh phúc nhất thế giới. Thế nhưng, có một sự thật không ai phủ nhận được, rằng Mỹ là một đất nước rất đặc biệt và khác biệt!
Đất nước của… thất bại
Giáo sư Steven Rogers thuộc trường Kinh Doanh Harvard đã nghiên cứu được rằng, đa số các nhà khởi nghiệp ở Mỹ đã thất bại 4 lần trước khi họ có thể thành công.
Ngoài ra, người Mỹ còn có một câu nói rất nổi tiếng: “Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa”. Bởi vì, ở Mỹ luôn luôn và gần như có lần sau.
Thật vậy, thành công cần rất nhiều thời gian, công sức, sự may mắn và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng để thành công, bạn nhất định phải có cơ hội để thất bại – và phải chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra.
Người Mỹ hiểu được điều đó, và họ đã làm được điều đó. Khi thất bại, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác, người Mỹ luôn lấy đó làm bài học và làm tốt hơn cho lần sau. Làm được điều này là bởi từ trong ý thức, họ không hề sợ thất bại. Đối với họ, thất bại là điều đương nhiên và xã hội sẽ không bao giờ xem thường hay phán xét bất kỳ ai vì thất bại của họ.
Hãy nhìn những Tổng Giám Đốc của những công ty hàng đầu ở Thung Lũng Silicon, họ đến từ khắp nơi trên thế giới – Ấn Độ, Pakistan, Nga, Israel… Tại sao họ lại đến Mỹ để sáng tạo? Bởi vì nước Mỹ có nhiều tiền? Đúng, những đó chỉ là một phần, rất nhiều nơi khác cũng có nhiều tiền như London, Berlin, Tokyo… Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại… và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công.
Đất nước của sự công bằng
Tòa án Liên bang từng phán quyết ca sĩ Madonna phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) khi cô nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ. Đó là một hình phạt rất nặng khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Khi ấy, quan tòa đã đưa ra lời giải thích rằng, không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự.
Thực tế, không thể phủ nhận rằng, nước Mỹ là một dân tộc theo đuổi sự công bằng và cao thượng. Nhìn lại lịch sử, người ta đều cảm thấy như nước Mỹ đang đóng vai trò là “cảnh sát thế giới” vậy: Họ lên án vi phạm nhân quyền, đấu tranh cho tự do của những nước khác… Chiến tranh trong hai thế chiến ở Châu Âu, ở bán đảo Triều Tiên, ở Iraq… Trong tất cả những cuộc chiến đó, nước Mỹ đã có lợi kinh tế rất ít hoặc chẳng được lợi gì.
Bất cứ khi nào có thảm họa, ở bất cứ nơi nào trên thế giới – ở Haiti sau cơn đại bão, ở Indonesia sau cơn tsunami – nước Mỹ luôn nhiệt tình đến cứu trợ. Cho dù thảm họa xảy ra ở trong hay ngoài nước, người Mỹ luôn huy động hàng triệu đô, gần như ngay lập lức, để gửi lương thực, quần áo và trợ cấp đến những người đang gặp nạn họ không biết và rất có thể sẽ không bao giờ gặp.
Đất...