
Trẻ trong độ tuổi dậy thì rất muốn được công nhận là người lớn - Ảnh minh họa: Internet
Vậy khi con cái bước vào "tuổi nổi loạn", bố mẹ nên làm gì để giáo dục con tốt và tránh tối đa những hậu quả đáng tiếc cho con. Dưới đây là một số gợi ý được tổng hợp từ nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục!
1. Nắm vững đời sống tâm lý của con
Từ 11-16 tuổi, trẻ em bắt đầu sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và tâm lý. Đây là giai đoạn trẻ thường xuyên xuất hiện những mâu thuẫn, luôn muốn khẳng định cái “tôi” cá nhân của mình. Chúng rất muốn được người lớn tôn trọng, muốn được trò mò, khám phá nhưng lại bị người lớn cấm đoán… Có thể nói, đây là giai đoạn con cái có tâm lý vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích động.
Vì vậy trong giai đoạn này việc bố mẹ nắm vững đời sống tâm lý của con là điều vô cùng quan trọng. Bố mẹ thử tìm hiểu xem con đang có những nhu cầu gì? Tại sao con lại hay đòi hỏi? Vì sao trẻ con hay thiếu niềm tin với người thân?... Từ tâm lý đó của con, bố mẹ sẽ điều chỉnh thái độ, lời lẽ sao cho con cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.
Trong từng độ tuổi khác nhau trong gian đoạn “bất trị”, trẻ em cũng có những sự khác biệt, có những đứa trẻ kéo dài đến 16,17 tuổi nhưng có em lại phát triển sớm trong giai đoạn 9,10 tuổi mà thôi. Do đó, bố mẹ cũng phải tùy thuộc vào diễn biến tâm lý của trẻ để có những biện pháp phù hợp.
2. Điều chỉnh cảm xúc

Sự kỳ vọng quá lớn vào con khiến con dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực - Ảnh minh họa: Internet
Ở độ tuổi này, trẻ thường xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực. Nếu suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực quá mạnh và kéo dài thì rất nguy hiểm cho trẻ. Lúc này, người lớn hãy là điểm tựa tinh thần cho con, giúp con vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó. Bố mẹ tuyệt đối không can thiệp quá thô bạo, bắt con làm như thế này, chỉ con làm như thế kia bởi sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bị chế giễu, xúc phạm.
Đặc biệt, khi bố mẹ quá kỳ vọng vào con thì vô tình đã biến sự kỳ vọng đó thành áp lực vô hình, cộng với sự thiếu kinh nghiệm, kĩ năng sống khiến trẻ dẫn dễ dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực, điển hình là hành vi tự tử.
3. Hãy là điểm tựa vững chắc cho con

Hãy là điểm tựa vững chắc cho con trong giai đoạn dậy thì khó khăn - Ảnh minh họa: Internet
Đừng là bậc bề trên, bố mẹ hãy là bạn là người đồng hành với con, đặc biệt là giai đoạn dậy thì nửa người lớn, nửa trẻ con. Bố mẹ nên chia sẻ với con nhiều hơn, động viên, khen ngợi con những lúc cần thiết và cùng con tháo gỡ những khúc mắc như trong vấn đề giới tính, chuyện học hành…
Bố mẹ phải hiểu năng lực con mình đến đâu để có bước tư vấn, định hướng cho con các mục tiêu cuộc đời. Đặc biệt, bố mẹ đừng bao giờ kỳ vọng vào con một cách mù quáng, thiếu thực tế. Hãy cho con cái hiểu rằng, con có chọn nghề nghiệp, địa vị gì trong tương lai đi nữa thì cũng là niềm tự hào của bố mẹ.
VI HƯƠNG (Tin8)