1. Quýt
Bạn hoàn toàn có thể phân biệt được quýt Việt Nam hay Trunng Quốc chỉ bằng bề ngoài của chúng. Quýt Việt Nam (trái) có vỏ mỏng, thường bị nám. Trong khi đó, quýt Trung Quốc vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai.
2. Lựu
Lựu Việt Nam (ảnh trên) trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Còn lựu Trung Quốc (ảnh dưới) to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng. Vì thế, khi mua bạn nên quan sát thật kỳ để tránh mua nhầm
3. Hành tây
Hành tây Trung Quốc có vỏ bóng hơn, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. Khi bổ củ hành ra thì hành tây Đà Lạt màu trắng, còn hành tây Trung Quốc hơi ngả xanh.
4. Khoai tây
Khoai tây Đà Lạt (trái) có vỏ mỏng, vì thế khi vận chuyển nó thường dễ bị tróc vỏ, ruột vàng và có mắt khoai nhỏ. Trong khi đó, khoai tây Trung Quốc (phải) củ to, mắt to, vỏ dày và bị sượng khi nấu chín.
5. Cà rốt
Cà rốt Đà Lạt (trái) có da sần, màu cam nhạt, cuống lá còn nguyên và có vị ngọt thanh tự nhiên. Trong khi đó, cà rốt Trung Quốc (phải) có da bóng láng, củ to, tròn đều, không có cuống và có vị nhạt.
6. Cải thảo
Cải thảo Trung Quốc (hình dưới) có lá xanh đậm, thon dài. Còn cải thảo Đà Lạt (hình trên) thì có bắp tròn trịa.
7. Tỏi
Tỏi Trung Quốc (trái) thường nhiều tép, củ to, vỏ mỏng, rất dễ bóc, có vị hăng, the. Tỏi thường có củ nhỏ, khó bóc, vị thơm rất đặc trưng.
8. Gừng
Gừng Trung Quốc (phải) trơn bóng, mọng nước, ruột vàng, ít xơ, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi và được vệ sinh rất sạch sẽ. Trong khi đó, gừng nước ta (trái) có nhiều rễ, nốt sần sùi và khi bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong. Về bề ngoài, gừng Trung Quốc đẹp hơn nhưng về mùi thơm thì gừng Việt Nam có mùi thơm rất đặc trưng.
9. Súp lơ
Súp lơ xanh Đà Lạt có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, sần sùi, cuống có màu xanh nhạt và có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Còn súp lơ Trung Quốc thì búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm và không có mùi thơm.
PHAN AN (Tin8, Tổng hợp)