Cách xử lý vết thương khi bị té xe mà ai cũng nên biết

Ngày đăng: 06/12/2015
29,221 Read
384 Share
Tin8 - Nếu không may bị ngã xe thì vùng gối, bàn chân, cổ chân, bàn tay... của bạn rất dễ bị xây xát và gây ra vết thương. Với những vết thương này, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý mà không cần phải đến bệnh viện.

Khi bọ té xe, có nhiều vết thương mà bạn có thể tự xử lý được - Ảnh minh họa: Internet

Khi bọ té xe, có nhiều vết thương mà bạn có thể tự xử lý được - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, ngay khi bị té xe, nhiều người đổ oxy già, rắc thuốc kháng sinh, đắp lá thuốc... lên vét thương ngay. Ngoài ra, không ít người còn quan niệm rằng càng để hở vết thương thì vết thương sẽ mau lành, mau khô. Tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý đúng đắn. Thậm chí, đôi khi nó còn khiến vết thương của bạn đau nhức, đóng cứng và đau đớn hơn.

Để vết thương mau lành và không bị nhiễm trùng, giảm nguy cơ để lại sẹo, bạn nên làm theo những bước sau đây:

- Đầu tiên, hãy mở vòi nước sinh hoạt ở nhà cho chảy liên tục lên vết thương. Việc này vừa giúp giảm đau và dòng chảy nước sẽ làm trôi đất cát dơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm sạch tạm thời vết thương dưới dòng nước chảy bằng xà phòng tắm.

- Sau đó, rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc kết hợp với Povidine pha loãng.

- Đắp gạc Urgotul hoặc bôi kem Silvirin, hoặc bôi dầu mù u, hoặc kem có kháng sinh (Fucidine, Tetra...).

Bạn nên băng vết thương lại, nhưng không nên băng quá kỹ - Ảnh minh họa: Internet

Bạn nên băng vết thương lại, nhưng không nên băng quá kỹ - Ảnh minh họa: Internet

- Đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo (lưu ý là bạn không nên băng quấn vết thương quá kỹ). Việc này sẽ giúp tạo một lớp ẩm trên bề mặt vết xây xát da, giúp không đau, vết thương mềm mại không đóng mày khô, mau lành và hạn chế sẹo xấu.

- Việc bạn rửa oxy già hoặc cồn, Povdine trực tiếp lên vết thương sẽ khiến các mô hạt và tế bào da bị tổn thương. Điều này làm vết thương lâu lành hơn và để lại sẹo xấu. 

- Bạn nên thay băng mỗi ngày, có thể đổ nước muối lên vết thương trước khi thay băng để gạc không dính vào vết thương lúc tháo băng ra. Nếu như vết thương dơ, bị viêm đỏ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa vết thương kịp thời.

- Với trường hợp vết thương bị đóng mày khô, bạn hãy rửa vết thương bằng nước muois sinh lý pha với  Povdine mỗi ngày một lần, rồi bôi kem Biafine hoặc Silvirin dày lên vết thương, băng kín vết thương sạch. Sau vài ngày, vết thương sẽ mềm ra và tróc hết mày khô. Sau đó, bạn tiếp tục thay băng bôi kem hoặc đắp gạc, băng vết thương lại, giữ vết thương trong môi trường ẩm sẽ mau lành và sẹo đẹp.

PHAN AN (Tin8, Tổng hợp)

29,221 Read
384 Share
(270)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang