
Chỉ cần vi phạm một lỗi nhỏ, tiếp viên hàng không có thể bị sa thải ngay lập tức - Ảnh minh họa: Internet
1. Rất dễ bị sa thải
Nhiều người đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách mới có thể trở thành tiếp viên hàng không. Thế nhưng, trong khoảng 6 tháng đầu tiên, họ còn phải trải qua quá trình kiểm tra vô cùng khắt khe, thậm chí có thể bị mất việc vì những lý do “trời ơi” như mặc váy quá ngắn, quấn áo đồng phục quanh eo, giả làm nhân viên chính thức để bay về nhà miễn phí,… Trường hợp tiếp viên hàng không bị ốm nhưng vẫn cố tham gia chuyến bay, kể cả với tư cách hành khách thì họ sẽ bị sa thải ngay lập tức.
2. Tính tiền theo giờ bay thực tế

Khi bạn chắc chắn máy bay cất cánh thì bạn mới được tính tiền - Ảnh minh họa: Internet
Nếu như chuyến bay xảy ra sự cố như hoãn giờ, hủy chuyến thì không chỉ ảnh hưởng đến hành khách mà còn ảnh hưởng đến tiền lương của tiếp viên hàng không. Bởi vì, các tiếp viên hàng không được trả tiền theo số giờ bay thực tế mà họ tham gia chứ không phải theo lịch trình trên giấy mà họ được phân công.
3. Sợ khách hàng gọi đồ uống có ga Diet Coke (Coca dàng cho người ăn kiêng)

Nước có ga là kẻ thù của các tiếp viên hàng không - Ảnh minh họa: Internet
Ở môi trường không trung, những loại đồ uống có ga rất dễ bị sủi bọt. Thế nên, các tiếp viên hàng không phải bỏ thời gian lâu hơn gấp 3 lần so với bình thường để rót những loại đồ uống có ga này. Và thật kinh khủng nếu tiếp viên hàng không nào đó làm Diet Coke trào ra ngoài.
4. Tỉ lệ chọi cực cao

Tỉ lệ chọi của nghề tiếp viên hàng không còn cao hơn tỉ lệ chọi ở trường Harvard - Ảnh minh họa: Internet
Tất cả các vị trí trong các hãng hàng không đều tuyển chọn vô cùng khắt khe. Năm 2010, hãng Delta đăng tuyển 1.000 tiếp viên hàng không nhưng hồ sơ nhận ứng tuyển lên tới 100.000 hồ sơ. Tính ra, tỉ lệ chọi 1/100 này còn cao hơn tỉ lệ chọi vào trường Harvard.
5. Không được tỏ thái độ khi bị quấy rối

Nếu như bạn bị quấy rối, bạn cũng không được tỏ thái độ với hành khách - Ảnh minh họa: Internet
Tiếp viên hàng không là người trực tiếp phục vụ hành khách trong mỗi chuyến bay. Trong nhiều khách hàng họ tiếp xúc, có thể sẽ có những người “không đàng hoàng”. Những hành khách đó có thể trêu ghẹo, đụng chạm cơ thể hoặc cố xin số điện thoại tiếp viên hàng không, chưa kể, có hành khách còn chửi bới, lăng mạ không tiếc lời.
Trong những trường hợp này, tiếp viên hàng không không được tức giận hay tỏ thái độ khó chịu với khách hàng mà chỉ có thể nhờ cấp trên can thiệp để giải quyết sự việc.
6. Thâm niên và độ dài váy

Thông thường, những tiếp viên hàng không có thâm niên được ưu ái hơn so với người mới - Ảnh minh họa: Internet
Đối với nghề tiếp viên hàng không, thâm niên là yếu tố quyết định trực tiếp đến chế độ mà họ được nhận. Những tiếp viên có thâm niên sẽ được ưu tiên hơn. Ngoài ra, thâm niên còn quyết định độ dài váy mà họ phải mặc. Nếu như các tiếp viên hàng không mới phải mặc những chiếc váy dài theo quy định thì chiếc váy của tiếp viên có thâm niên được phép rút ngắn đôi chút để thu hút ánh nhìn hơn.
7. Can thiệp khi hành khách sử dụng nhà vệ sinh quá lâu

Tiếp viên hàng không có thể can thiệp khi hành khách đi vệ sinh quá lâu - Ảnh minh họa: Internet
Một điều khá thú vị là các tiếp viên hàng không có thể can thiệp nếu như hành khách sử dụng nhà vệ sinh quá lâu. Bởi mỗi chuyến bay có đến hàng trăm khách hàng nên nhu cầu đi vệ sinh là rất lớn. Trong khi đó, nhà vệ sinh trên máy bay khá hạn chế. Nếu bạn sử dụng quá lâu, bạn sẽ làm nhiều người phải chờ đợi và lúc này tiếp viên hàng không phải can thiệp.
8. Giới hạn chiều cao

Nữ tiếp viên hàng không phải có chiều cao từ 160cm đến 175cm - Ảnh minh họa: Internet
Muốn trở thành nữ tiếp viên hàng không, chiều cao của bạn tối thiểu phải là 160cm và tối đa là 175cm. Bạn phải đủ chiều cao để với tới ngăn hành lý xách tay trên máy bay và không quá cao để tránh phá vỡ đội hình tiếp viên hàng không trên cùng một chuyến bay.
THIÊN LÝ (Tin8)