Nguyễn Nam Việt là học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Cậu bạn này vừa trúng tuyển vào trường Đại học Tufts, Mỹ với mức học bổng 5,5 tỷ đồng cho 4 năm học.
Tufts thành lập năm 1852, là 1 trong những đại học lâu đời và hàng đầu của nước Mỹ, được đánh giá cao trên thế giới. Tỷ lệ chấp nhận của ĐH Tufts chỉ khoảng 14%, trong đó một số rất ít học sinh trúng tuyển sẽ được cấp học bổng ở nhiều mức khác nhau.
ĐH Tufts nổi tiếng với ngành Quan hệ quốc tế và là 1 trong 7 trường có học phí đắt nhất nước Mỹ.
Học bổng du học 5,5 tỷ đồng từ ĐH Tufts, Mỹ
1500 SAT I, 800 SAT II , Toán và Lý 800/800, 35 ACT
Dịch giả cuốn sách "Những bài toán nổi tiếng của các nhà toán học vĩ đại"
Thủ khoa kỳ thi tuyển cấp II (THCS) trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
Huy chương Bạch kim kỳ thi Toán Châu Á – Thái Bình Dương (APMOPS)
1 trong 2 học sinh Việt Nam tham dự trại hè Toán học cho học sinh xuất sắc các nước châu Á tại Hong Kong
Huy chương Đồng WMTC - World Mathematics Team Championship tại Bắc Kinh
Huy chương Bạc kỳ thi Toán Học Trẻ thế giới (BIMC) tại Bulgaria năm 2013
Giải nhất kỳ thi Olympic Toán Hà Nội - HOMC 2014
Thủ khoa kỳ thi tuyển cấp III chuyên toán trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
Á khoa kỳ thi tuyển cấp III chuyên toán trường THPT chuyên – Đại Học Sư Phạm
Giải nhất kỳ thi Olympic Toán Hà Nội - HOMC 2016
1 trong 10 học sinh sinh viên Việt Nam tham dự trại hè khoa học Châu Á 2017 tại Malaysia
Thành viên đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Toán
Thủ khoa đầu vào cấp 2 và cấp 3 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Nam Việt là cái tên quen thuộc với nhiều học sinh Hà Nội khi đạt Thủ khoa kỳ thi tuyển cấp II (THCS) trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Thủ khoa kỳ thi tuyển cấp III chuyên toán trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Á khoa kỳ thi tuyển cấp III chuyên toán trường THPT chuyên – Đại Học Sư Phạm.
Cậu bạn này còn giành được Huy chương Bạch kim kỳ thi Toán Châu Á – Thái Bình Dương (APMOPS), là 1 trong 2 học sinh Việt Nam tham dự trại hè toán học cho học sinh xuất sắc các nước châu Á tại Hong Kong; Huy chương Đồng WMTC - World Mathematics Team Championship tại Bắc Kinh; Huy chương Bạc kỳ thi Toán Học Trẻ thế giới (BIMC) tại Bulgaria năm 2013... và rất rất nhiều thành tích khác.
Tuy mới 18 tuổi nhưng Việt đã là dịch giả của cuốn sách "Những bài toán nổi tiếng của các nhà toán học vĩ đại" (tên gốc: Famous Puzzles of Great Mathematicians), sẽ được xuất bản vào đầu tháng 4 năm nay.
Chân dung cậu bạn tài năng Nguyễn Nam Việt
Chào Nam Việt, bạn đã chuẩn bị cho quá trình apply học bổng như thế nào?
Mình chuẩn bị hồ sơ từ khá sớm, và đến cuối tháng 10 hồ sơ mình đã khá đủ cho vòng ED I (vòng tuyển sinh có ràng buộc). Tuy nhiên, kết quả không được như ý nên mình phải chuẩn bị thêm bài luận cho hơn 15 trường vòng RD (vòng thông thường). Bên cạnh Tufts mình ED II thì cũng có 2 trường khác cũng là điểm đến trong mơ là ĐH Columbia và Wharton School of University of Pennsylvania, các trường đều mạnh về ngành mình theo học và môi trường tự do tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh phát triển.
ĐH Tufts đồng ý nhận bạn và cấp học bổng vì lí do gì?
Bên cạnh những yếu tố như GPA hay điểm chuẩn hóa, một trong những điều giúp mình được nhận vào trường là một sự thể hiện toàn diện hồ sơ mình, từ hoạt động ngoại khóa đến bài luận, đều làm nổi bật được con người mình và những đam mê, khát vọng trong tương lai của bản thân.
Nam Việt tại CFM 2016 - "Thách thức các nhà toán học tương lai" diễn ra ở Thái Lan
Bài luận về xếp hình - thú vui chiếm nhiều thời gian nhất khi còn nhỏ
Chặng đường apply để giành được suất học bổng vào ngôi trường này chắc hẳn đã có rất nhiều khó khăn?
Cũng như các bạn khác, apply là một quá trình dài hơi và đầy căng thẳng. Vừa phải chuẩn bị các bài luận và hoàn thiện điểm chuẩn hóa, mình nghĩ khó khăn này không phải của riêng ai. Tuy nhiên, điều đáng nhớ nhất trong cả quá trình chính là những sự khó khăn này đã trở thành sợi dây vô hình kết nối chúng mình. Giai đoạn vừa phải viết luận cho kịp deadlines vừa phải ôn đội tuyển quốc gia, nhiều đêm thức đến 3,4 giờ sáng, thấy bạn bè vẫn online, nhắn nhau cùng cố gắng vì "Giấc mơ Mỹ", hay gửi nhau vài cái ảnh biếm họa, đã trở thành một phần đáng nhớ trong năm lớp 12 của mình.
Bài luận của bạn có điều gì thú vị, gây ấn tượng với nhà tuyển sinh?
Có thể nói mình khá may mắn khi ý tưởng của bài luận chính được hình thành khá sớm. Ý tưởng bắt đầu trong một lần mình dọn nhà và tìm thấy bộ Lego cũ. Hồi nhỏ, xếp hình là thú vui chiếm nhiều thời gian của mình. Với suy nghĩ của một đứa trẻ, mình đã ngồi tỉ mẩn lắp ghép nhiều bộ đồ chơi với nhau và đạt được thành quả là một cái máy bay khá là to, mà mình nhớ là đã rất hãnh diện.
Nhưng đến bây giờ, khi lớn lên và nhìn lại, mình chợt nhận ra một điều hiển nhiên, là nó quá cồng kềnh. Nó mang trong mình rất nhiều tính chất tuyệt vời của một chiếc máy bay, nhưng khi đi với nhau, mọi thứ trở nên thiếu gắn kết và dễ dàng vỡ vụn. Nhìn chiếc máy bay, mình nghĩ đến cuộc sống của mình và nhiều bạn bè với ước mơ du học.
Chúng mình đã dành quá nhiều thời gian cho các kì thi, đã bỏ rất nhiều công sức có khi chỉ vì 10 hoặc 20 điểm SAT mà quên mất đi một điều quan trọng: "Mình là ai". Những người tài giỏi, họ không phải là người xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực, mà họ là người biết sử dụng những điểm mạnh của mình một cách hoàn thiện nhất.
Bạn đã ôn luyện như thế nào để có được kết quả 1500/1600 điểm SAT, 35/36 điểm ACT, SAT II Toán và Lý ở mức tuyệt đối 800/800, TOEFL 111/120 điểm?
Tôn Tử đã từng nói: "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", và mình nghĩ đây là kinh nghiệm quý giá nhất trong hầu hết các kì thi, chứ không chỉ riêng chuẩn hóa.
Biết khắc sâu vào điểm yếu của bản thân và có ý chí khắc phục nó là một trong những điều cốt lõi của thành công. Theo mình, làm nhiều không hẳn là đã tốt, mà phải làm sâu, làm kĩ, biết rút kinh nghiệm từ các lỗi sai trước đó. Bởi vì, nếu làm xong rồi sai, sai rồi đánh dấu X và để đó, thì nếu gặp lại trong tương lai,...