Hình tam giác với hình mũi tên và con số ở giữa dưới mỗi chai nhựa giúp chúng ta phân biệt loại nhựa của mỗi chai đó là gì - Ảnh minh họa: Internet
Thói quen sử dụng lại cách chai nhựa, hộp nhựa để đựng nước, dầu ăn, dấm… của nhiều ga đình có thể dẫn đến hậu quả nặng nề. Nguyên nhân là vì các chai nhựa chứa một số chất gây độc hại và dễ phát tác khi được sử dụng nhiều lần.
Vậy nên, các nhà sản xuất sử dụng kí kiệu hình tam giác với mũi tên và con số ở giữa để giúp người sử dụng nhận biết từng loại nhựa cụ thể, từ đó người dùng sẽ quyết định có nên tái sử dụng chai nhựa đó hay không.
Số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate)
Số 1 ở giữa hình tam giác là nhựa polyethylene terephthalate - Ảnh minh họa: Internet
Nếu hình tam giác của những chai nhựa, hộp nhựa có chứa số 1 tức là chai nước đó làm từ nhựa polyethylene terephthalate. Đây là loại nhựa sẽ bị biến dạng và phân hủy ra các chất có hại cho sức khỏe nếu bạn đựng nước nóng quá 70oC.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa polyethylene terephthalate có thể sinh ra các chất ung thư nếu sử dụng quá 10 tháng. Chai nước tinh khiết, chai sữa hoặc nước ép trái cây thường sử dụng loại nhựa này.
Số 2 có nghĩa là lượng HDPE - polyethylene có mật độ cao
Những chai sữa tắm chủ yếu làm từ nhựa HDPE - polyethylene có mật độ cao - Ảnh minh họa: Internet
Các chai nhựa có số 2 có khả năng chịu nhiệt lên tới 110oC và thường được sử dụng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.
Nhược điểm của loại nhựa này là khó làm sạch nên khi tái chế sử dụng, phần chưa được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.
Số 3 là chất PVC - nhựa PVC
Áo mưa, hộp nhựa... là những sản phẩm có hình tam giác số 3 không thể tái chế - Ảnh minh họa: Internet
PVC là loại nhựa khá quen thuộc đối với chúng ta, thường có trong áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa. Loại nhựa này có độ dẻo tốt nhưng khả năng chịu nhiệt chỉ đến 81oC.
PVC rất khó làm sạch và bị giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao. Vậy nên, nó không thể tái chế và bạn tuyệt đối không tái chế loại nhựa này.
Số 4 là LDPE - polyethylene mật độ thấp
Các sản phẩm được đánh số 4 như vỏ bim bim, hộp mì không thể chịu nhiệt - Ảnh minh họa: Internet
LDPE được sử dụng trong các hộp mì và vỏ bim bim. Vì là sản phẩm không thể chịu nhiệt và giải phóng hóa chất độc hại khi đốt nên bạn không nên để các sản phẩm đánh số 4 vào lò vi sóng hoặc những nơi có nhiệt độ cao.
Số 5 là PP (nhựa polypropylene)
Hình tam giác có số 5 ở giữa có nghĩa đây là chai nhựa polypropylene - Ảnh minh họa: Internet
Nhựa polypropylene thường có dưới đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Đây là loại nhựa chịu nhiệt cao, 167oC và có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.
Số 6 là chất PS (polystiren)
Các sản phẩm có chất polystyrene không thể tái chế được - Ảnh minh họa: Internet
PS thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Loại sản phẩm có số 6 là những sản phẩm có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh cao.
Tuy nhiên, các loại sản phẩm này không nên bỏ vào lò vi sóng vì khi quá nóng, nó sẽ giải phóng các chất hóa học độc hại. Ngoài ra, bạn cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.
Số 7 là PC - nhựa PC
Nhựa PC được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm quen thuộc như chai sữa, cốc dùng một lần - Ảnh minh họa: Internet
Nhựa PC được sử dụng rất phổ biến hơn cả. Nó thường được sử dụng làm chai sữa, cốc dùng một lần. Đối với cốc nhựa thông thường, bạn chú ý không đựng nước nóng. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng những sản phẩm có số 1 chỉ một lần để luôn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình mình.
TỪ MINH (Tin8)