Nếu chưa từng làm các xét nghiệm này thì bạn hãy đến bệnh viện thực hiện ngay nhé!
1. Kiểm tra ung thư vú
Ung thư vú vẫn đang là căn bệnh báo động ở phụ nữ - Ảnh: Internet
Ung thư vú ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ hiện đại do cường độ làm việc cao, thành phần dinh dưỡng của những bữa ăn không đảm bảo và các chất độc hại ngày càng xuất hiện nhiều trong các looại thực phẩm.
Theo khuyến cáo tại các bệnh viện và của các chuyên gia y tế thì phụ nữ nên tự dùng tay thường xuyên thăm khám vùng ngực để sớm phát hiện các khối u bất thường.
Những khối ung thư càng nhỏ sẽ càng ít khả năng di căn sang các tế bào máu và các cơ quan khác, đồng thời việc loại bỏ sớm các khối ung thư khi còn nhỏ sẽ cho tỉ lệ chữa trị thành công cao hơn.
Tuy nhiên, để việc kiểm tra được chính xác các chị em phụ nữ nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm bằng tia X.
Những tia X có thể giúp bạn phát hiện những khối u đã hình thành từ 3 năm trước, lúc bạn còn chưa cảm nhận được qua thăm khám đơn thuần.
2. Tầm soát ung thư cổ tử cung
Nên tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm bệnh không mong muốn - Ảnh: Internet
Những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung nguyên nhân là do nhiễm trùng tử cung dai dẳng hoặc do nhiễm virus HPV. Việc kiểm tra thường xuyên sự xuất hiện của virus HPV được ghi nhân là giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, tuy nhiên cũng có những loại virus HPV mà vaccine chưa ngăn ngừa được.
Việc tầm soát và phát hiện sớm các loại virus tồn tại và gây ung thư đến các cơ quan sinh sản nên được đặt lên hàng đầu đối với phụ nữa để đảm bảo cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Việc làm đầu tiên là bạn nên tìm hiểu về các chỉ dẫn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung và tầm soát định kì tại các trung tâm y tế.
3. Kiểm tra loãng xương và gãy xương
Loãng xương là một trong những căn bệnh đang được báo động đối với phụ nữ trung niên - Ảnh: Internet
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ đối diện với một vài chứng bệnh của độ tuổi trung niên. Trong đó loãng xương là một trong những căn bệnh đang được báo động đối với phụ nữ trung niên.
Dấu hiệu có thể nhận thấy đó là các cơ xương khớp đau nhức, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng cảm thấy đau dai dẳng. Tình trạng loãng xương đang đe dọa chất lượng cuộc sống của một nửa số ngời trên 50 tuổi, tuy nhiên đây là chứng bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.
Kiểm tra bằng tia X-quang kép (DXA) có thể đo lường được tỷ trọng các chất vô cơ trong xương và phát hiện ra bệnh loãng xương trước khi bệnh nhân có thể nhận thấy; việc kiểm tra này cũng giúp cho các bác sĩ có thể dự đoán trước nguy cơ về xương khớp của bệnh nhân.
Các xét nghiệm kiểm tra loãng xương được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ trên 65 tuổi cũng như những phụ nữ trung niên dưới 65 tuổi nhưng có nguy cơ bị loãng xương cao.
4. Cao huyết áp
Thường xuyên đo huyết áp để biết được tình trạng sức khỏe của mình - Ảnh: Internet
Khi tuổi tác càng lên cao, tỉ lệ mắc phải chứng cao huyết áp càng nhiều. Ngoài ra thói quen sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên bệnh cao huyết. Những người cao huyết áp có thể mắc phải chứng phình động mạch mà không ghi nhận dấu hiệu báo trước nào.
Huyết áp được biểu hiện bằng 2 con số. Con số đầu tiên là biểu hiện áp suất máu lên thành động mạch khi tim co bóp, con số sau biểu hiện áp suất giữa hai nhịp đập.
Ở người bình thường huyết áp sẽ xấp xỉ và dưới mức 120/80, huyết áp cao sẽ ở mức 140/90 trở lên, nếu chỉ số huyết áp nằm giữa 120/80 và 140/90 thì bạn cũng có nguy cơ tăng huyết áp.
Phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ và suy thận. Cần phát hiện sớm và phói hợp với bác sĩ điều trị để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.
5. Ung thư đường ruột
Ung thư đường ruột cần được chẩn đoán sớm - Ảnh: Internet
Ung thư đường ruột là loại bệnh ung thư được xếp vào top 3 những looại ung thư phổ biến. Bênh xuất phát từ những khối u nhỏ xuất hiện bên trong bề mặt ruột, khi phát triển sẽ bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác.
Phương pháp duy nhất là cắt bỏ càng sớm càng tốt những khối u khi vừa xuất hiện để chúng không phát triển thành tế bào ung thư.
Phương pháp kiểm tra thường dùng để phát hiện những yếu tố gây ung thư ruột là phương pháp sinh thiết. Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ bên trong ruột bằng phương pháp nội soi, cùng lúc loại bỏ những khối u.
Bạn nên thực hiện kiểm tra đường ruột trong kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ bắt đầu từ tuổi 50.
6. Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp có thể gây mù lòa - Ảnh: Internet
Tăng nhãn áp là căn bệnh không thể xem nhẹ vì nó có thể dẫn đến mù lòa vì những dây thần kinh thị giác bị hư tổn; bệnh này thường không có một biểu hiện gì đặc biệt cho đến khi quá trễ và thị lực đã bị suy giảm.
Những người từ 60 tuổi trở lên, gia đình có tiền sử bị tăng nhãn áp, đã có bệnh lý bị tổn thương mắt và rối loạn quá trình trao đổi chất là những người có nhiều nguy cơ bị tăng nhãn áp.
Nên kiểm tra mắt 2 - 4 năm/ lần đối với những người dưới 40 tuổi, 2 năm/ lần với người dưới 64, và mỗi 12 tháng/ lần với những người trên 65 tuổi hoặc người trong nhóm có nguy cơ cao.
7. Ung thư da
Những dấu hiệu bất thưường trên da báo hiệu nguy cơ ung thư da - Ảnh: Internet
Phụ nữ thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da với mức độ thường xuyên. Có những loại phổ biến nhưng không nguy hiểm nhiều như ung thư da tế bào đáy hay ung thư da tế bào vảy.
Hình thức ung thư da nguy hiểm nhất là u sắc tố - là một loại ung thư ác tính tác động đến các tế bào sản sinh ra sắc tố da.
Nguy cơ mắc các chứng bệnh về da khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiều tia cực tím, vì thế việc tầm soát các dấu hiệu ung thư da cũng rất quan trọng.
8. Xét nghiệm máu
Nên xét nghiệm máu để phát hiện những bệnh tiềm ẩn - Ảnh: Internet
Xét nghiệm máu là việc làm cần thiết không chỉ riêng đối với phụ nữ. Rất nhiều những chứng bệnh, nếu đợc xét nghiệm máu kĩ càng sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Những căn bệnh có thể sớm phát hiện qua xét nghiệm máu như:
* Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch do cholesterol bám trên thành mạch máu - Ảnh: Internet
Hàm lượng cholesterol trong máu cao có thể gây ra căn bệnh xơ vữa động mạch. Khi động mạch của bạn bị các mảng bám làm cho xơ cứng và ngày càng hẹp lại, qua thời gian, bệnh có thể dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ.
Bệnh này có thể xuất hiện và phát triển trong nhiều năm liền mà không thể hiện bất kỳ một triệu chứng nào. Những nguyên nhân khác gây xơ vữa động mạch là cao huyết áp, tiểu đường, nghiện thuốc lá... Thay đổi thói quen sinh hoạt và uống thuốc đều đặn có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh thuộc về hệ tuần hoàn
Các bác sĩ có thể phát hiện ra các nguy cơ cholesterol bằng cách xét nghiệm máu. Từ xét nghiệm có thể biết được các chỉ số cholesterol và lượng mỡ trong máu, và dựa trên các kết quả này mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị.
Nếu bạn trên 20 tuổi, bạn nên kiểm tra lượng cholesterol trong máu mỗi 5 năm một lần.
Tiểu đường tuýp 2
Nên tránh những thực phẩm chứa nhiều tinh bột để hạn chế tiểu đường - Ảnh: Internet
Việc xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose trong máu có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường, thậm chí ngay cả khi chưa có các dấu hiệu bệnh.
Bệnh tiểu đường thường gây ra các biến chứng về tim hay các chứng đột quỵ, suy thận, mù lòa vì hư tổn các mạch máu trong võng mạc và tổn thương thần kinh.
Trong xét nghiệm này, bạn sẽ được lấy máu sau ít nhất 8 tiếng không ăn, thường vào buổi sáng sớm; kết quả lượng đường trong máu từ 100 - 125 là bình thường, kết quả trên 126 là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Khi tiểu đường đưược phát hiện sớm, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm sooát ưượưược và hạn chế tối đa các biến chứng nguye hiểm bằng các chế độ ăn phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giảm cân hợp lý.
Nếu bạn khỏe mạnh và không có nguy cơ cao bị tiểu đường, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 3 năm một lần bắt đầu từ tuổi 45. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì nên kiểm tra sớm và thường xuyên hơn.
Bệnh HIV
Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục - Ảnh: Internet
HIV là căn bệnh thế kỉ mà bao nhiêu năm qua vẫn chưa có một looại thuốc nào có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Việc phát hiện người nhiễm HIV rất phức tạp và phải trải qua nhiều giai đoạn cùng hàng loạt các xét nghiệm máu.
Xét nghiệm đầu tiên được gọi là Elisa hay EIA, thực hiện nhằm xác định kháng thể HIV trong máu - tuy nhiên những kháng thể này có thể chưa bị nhiễm nên không chắc chắn xác định được cơ thể âm tính hay dương tính với HIV.
Xét nghiệm thứ hai gọi là Western blot sẽ được thực hiện để xác định lại. Tuy nhiên có những trường hợp đã nhiễm virus nhưng vẫn cho ra kết quả âm tính nên các bác sĩ khuyên nên thực hiện xét nghiệm nhiều hơn một lần.
Người mắc bệnh thường sẽ cho ra kết quả chính xác sau 2 tháng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp 6 tháng sau vẫn cho ra kết quả âm tính, và không có dấu hiệu gì của người đã mắc bệnh.
Lời khuyên không bao giờ thừa đó chính là bạn hãy quan hệ tình dục thật an toàn bằng các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục như bao cao su, màng chắn miệng…
Những thai phụ cần thông báo với bác sĩ ngay từ khi bắt đầu mang thai để có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, hạn chế lây bệnh sang thai nhi.
ANNA (Tin8, Tổng hợp)