1. Chỉ có một hệ thống đèn trong mỗi phòng
Với các không gian chính như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, nếu bạn chỉ bố trí một hệ thống chiếu sáng thì rất bất tiện. Ở mỗi khu vực này, gia chủ thường có nhiều sinh hoạt khác nhau, cần lắp đặt các nguồn sáng phù hợp. Ví dụ như ở phòng bếp cần có đèn trần để tỏa ánh sáng chung, đèn ở khu vực nấu nướng, rửa bát. Ngoài ra, khi một hệ thống chiếu sáng trục trặc thì không có đèn thay thế.
|
Trong mỗi phòng nên có nhiều hệ thống đèn khác nhau như đèn trần, đèn cây, đèn rọi... Ảnh: Hà Thành. |
2. Bố trí ánh sáng không đồng đều
Bạn không nhất thiết phải dàn đèn đều khắp phòng nhưng không được để tồn tại góc tối trong nhà. Để tiết kiệm điện, bạn có thể lắp nhiều hệ thống chiếu sáng để bật tắt tùy thời điểm sử dụng. Nhờ vậy, mọi điểm trong phòng đều đủ ánh sáng, thuận tiện cho các hoạt động của gia chủ.
3. Vị trí công tắc không thuận lợi
Tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt và thiết kế nhà, công tắc cần được lắp đặt cho phù hợp. Ví dụ như đèn cầu thang cần có công tắc tắt bật ở hai vị trí. Nhờ đó, bạn có thể bật đèn khi ở tầng một và tắt đèn khi lên tới tầng 2. Tương tự như vậy với phòng ngủ, đèn có thể bật tắt ở sát cửa ra vào và gần...