Chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng :
Chuẩn bị cơm dừa nạo sẵn để chế biến dầu dừa - Ảnh: mongingon.com
½ kg cơm dừa khô nạo sẵn
½ lít nước sôi
Rây lược dừa hoặc vải mùng
Nồi cơm điện
Chai, lọ có nắp đậy
Thực hiện
Bước 1: Cho cơm dừa vào một tô lớn, đổ hết phần nước sôi vào ngâm trong khoảng 15 phút. Dừa được ngâm lâu sẽ thấm hút nhiều nước, khi vắt sẽ cho nhiều nước cốt hơn.
Ngâm toàn bộ phần cơm dừa trong nước sôi - Ảnh: Muctim
Nhồi, vắt mạnh tay vào phần còn lại của cơm dừa, vắt lại thật kỹ để tận dụng triệt để nước cốt dừa. Lược phần nước cốt vừa thu được và cho vào nồi cơm điện.
Nhồi, vắt nhiều lần để phần cốt dừa được tận dụng tối đa - Ảnh: Muctim
Bước 2: Bật nồi cơm ở chế độ Cook và đợi cho phần nước cốt sôi trong khoảng 40 phút. Chú ý, không đậy nắp để tránh cho phần nước cốt khi sôi không bị trào. Thỉnh thoảng, bạn nên khuấy nhẹ để phần cặn không bám vào đáy nồi và tạo nên mùi khét.
Đun phần nước cốt dừa ở chế độ Cook, không đậy nắp - Ảnh: Muctim
Ưu điểm của việc nấu bằng nồi cơm điện là bạn không phải vất vả canh lửa như bếp gas, bếp củi vì nhiệt độ luôn đạt mức ổn định.
Sau khoảng 40 phút, nước cốt dừa sẽ bắt đầu tách dầu, lúc này bạn nên đậy hờ nắp lại để khi dầu dừa sôi không bị bắn ra ngoài.
Khi phần dầu bắt đầu tách dần và nổi lên thì bạn đậy hờ nắp lại cho dầu không bắn ra ngoài - Ảnh: Muctim
Bạn tiếp tục đun thêm khoảng 20 phút nữa, giai đoạn này bạn phải thường xuyên đảo đều hỗn hợp hơn vì nó sẽ rất dễ bị khét.
Sau gần 1 giờ đồng hồ đun nước cốt dừa tươi, phần dầu sẽ nổi trên bề mặt, phần xác sẽ có màu cánh ván - Ảnh: Muctim
Sau gần 1 tiếng thì phần dầu sẽ có mùi thơm nồng còn phần xác đọng lại sẽ có màu cánh ván
Bước 3: Ngay khi hỗn hợp còn nóng bạn nên gạn, lược lấy phần dầu vào một cái bát. Không nên đợi đến khi nguội mới tách chiết lấy dầu, vì phần xác sẽ thấm ngược dầu vào bên trong khiến cho lượng dầu thu được còn lại rất ít.
Gạn lọc phần dầu ra một chiếc bát khi còn nóng và để nguội rồi chiết vào trong chai - Ảnh: Muctim
Khi dầu dừa trong bát nguội, bạn hãy rót vào chai để bảo quản và tiện sử dụng.
Màu dầu dừa tự nhiên sẽ có màu hơi đục, không trong veo như các sản phẩm sản xuất công nghiệp vì chúng không có chất bảo quản hay tẩy trắng can thiệp trong suốt quá trình tách chiết.
Thành phẩm chế biến thủ công sẽ có màu đục, không hoàn toàn trong veo như các sản phẩm sản xuất công nghiệp - Ảnh: Muctim
Chỉ với ½ kg cơm dừa chúng ta sẽ có khoảng 100ml dầu dừa nguyên chất, có thể bảo quản nơi thoáng mát và sử dụng trong vòng 6 tháng.
ANNA (Tin8, Theo Mực Tím)