Những vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng chuyển nhà từ da của người khác lên da bạn nếu dùng chung các vật dụng cá nhân - Ảnh: B.F
Xà bông tắm, khăn tắm, kềm bấm móng tay móng chân… là những vật dụng chúng ta thường xài chung với nhau. Tuy nhiên món đồ tưởng chừng vô hại đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh về da và làm tổn hại sức khỏe của bạn nếu bạn tiếp tục cho người khác mượn hoặc xài ké của người khác.
Whitney Bowe - bác sĩ da liễu nổi tiếng tại thành phố New York, và Philip Tierno - GS.TS vi trùng học và bệnh lý học tại Đại học Y khoa New York đã nghiên cứu và tìm ra những vật dụng thường được xài chung và có nguy cơ truyền nhiễm bệnh cao nhất. Khi biết điều này bạn hãy mạnh dạn nói “Không” nếu ai đó mượn 1 trong số những vật dụng dưới đây!
1. Xà bông cục
Sau mỗi lần sử dụng, xà bông tắm sẽ được “bao phủ” một lớp vi trùng từ làn da của bạn. Những vi khuẩn này hoàn toàn vô hại đối với bạn, nhưng lại trở thành mầm bệnh nguy hiểm cho người khác khi họ “hồn nhiên” lấy xà bông này tắm.
Mặc dù bản than xà bông có chức năng kháng khuẩn nhưng nó hoàn toàn không có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.
Sau mỗi lần sử dụng, xà bông tắm sẽ được bao phủ một lớp vi trùng từ làn da của bạn - Ảnh: B.F
Tồi tệ hơn, trong môi trường ẩm ướt, xà phòng dễ dàng trở thành nơi thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm và virus sinh sôi, phát triển. Nghiêm trọng hơn là sự xuất hiện của virus noro gây ra cúm, bệnh dạ dày, virus CA-MRSA gây nhiễm trùng và nhiều bệnh về da.
Vậy nên dù bạn và người đó có thân thiết đến mấy cũng đừng nên dùng chung xà bông tắm nhé.
2. Khăn tắm
Một chiếc khăn tắm có mùi, ẩm ướt thực sự là một “ổ” vi khuẩn. Khăn là thiên đường sinh sản của vi trùng, đặc biệt là khi chúng ta treo khăn trong phòng tắm ẩm ướt.
Bác sĩ Bowe nói, chiếc khăn ẩm ướt, có mùi nhẹ dễ gây nấm trên da, gây mụn và có khi gây nhiễm trùng mắt vì chúng ta còn sử dụng chúng để lau mặt.
Khăn cũng có thể gây truyền nhiễm vi khuẩn CA-MRSA tương tự như vi khuẩn ẩn nấp trên xà phòng tắm. Vì vậy, bên cạnh việc giữ khăn của mình luôn sạch sẽ khô ráo thì bạn cũng nên tuyệt đối không cho người khác mượn khăn tắm.
3. Bông tắm
Bông tắm không bao giờ khô nổi sau khi sử dụng vì nó luôn được treo trong nhà tắm ẩm ướt. Chính vì vậy mà bông tắm cũng là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây hại cho da.
Bông tắm cũng là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây hại cho da - Ảnh: B.F
Các vi trùng nấm và virus tế bào da chết sẽ phát triển, nhân lên và sống trên các sợi bông tắm. Bác sĩ Bowe nói, các sinh vật này có thể gây nhiễm trùng cho da, gây mụn trứng cá, nấm móng tay, và thậm chí cả nấm ngoài da. Chính vì vậy, cũng như khăn tắm, bạn nên cố gắng giữ bông tắm khô, sạch và tuyệt đối không cho ai mượn hay xài chung.
4. Dao cạo
Dù râu có dài, có vội đi ra ngoài đến mấy cũng không nên “làm liều” mà mượn dao cạo râu của người khác.
GS.TS Tierno nói rằng, khi bạn cạo râu, dao cạo sẽ “thu thập” các tế bào da chết trộn với vi khuẩn, gây ra lây nhiễm bệnh về da cho người dùng khác.
Không những thế, khi bạn cạo râu bằng dao cạo của người khác mà không may bị trầy xước, những bệnh như như viêm gan và HIV hoàn toàn đe dọa sẽ lây qua đường máu.
5. Kềm bấm móng
Ngay cả khi người mượn kềm bấm móng của bạn có bộ móng sạch sẽ đến mấy thì việc dùng chung vẫn có nguy cơ gây ra mụn cóc và nấm bởi những vi khuẩn vô hình trên móng tay, móng chân và trên bàn chân.
Bác sĩ Bowe nói rằng, việc xài chung kềm bấm móng có thể dẫn đến nấm móng tay hoặc nhiễm loại HPV gây ra mụn cóc trên da.
Ngay cả khi người mượn kềm bấm móng của bạn có bộ móng sạch sẽ đến mấy thì việc dùng chung vẫn có nguy cơ gây ra mụn cóc và nấm - Ảnh: B.F
Để vệ sinh tốt cho bộ kềm bấm móng, bạn có thể ngâm chúng trong rượu hoặc nước muối sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên bạn vẫn không nên dùng chung nó với ai khác.
6. Nhíp
Việc nhíp chỉ tiếp xúc với các sợi lông trên da sẽ chẳng gây hại gì. Thế nhưng khi chiếc nhíp vô tình gây tổn thương cho da thì những mầm bệnh có thể bắt nguồn từ đây.
Khi da bị xước, nếu chủ nhân của chiếc nhíp bị bệnh viêm gan hoặc HIV, bệnh có thể lây truyền qua đường máu.
Khi chiếc nhíp vô tình gây tổn thương cho da thì những mầm bệnh có thể bắt nguồn từ đây - Ảnh: B.F
“Mặc dù trường hợp này là rất hiếm nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra với bạn”, bác sĩ Bowe nói. Vì vậy để an toàn cho sức khỏe của bạn, hãy ngâm nhíp trong một chén rượu trước hoặc sau khi sử dụng nhíp nếu bạn nghi ngờ có máu trên đó.
7. Bất cứ một loại kem dưỡng da nào
Việc dùng ngón tay để quẹt lớp kem và bôi lên da sẽ để lại vi trùng trong lớp kem này - Ảnh: B.F
"Mỗi khi lấy kem dưỡng da từ trong hũ, người sử dụng sẽ dùng ngón tay để quẹt lớp kem đó ra và bôi lên da. Những vi trùng trên da tay sẽ đọng lại trong lớp kem này. Điều này có nghĩa là vi khuẩn sẽ lây lan và có thể gây ra viêm nang lông (viêm nang lông) và mụn trứng cá cho người dùng chung kem dưỡng da này. Vì vậy, dừng dại dột dùng chung đồ vật này nhé.
8. Đồ cắt lông mũi
Bác sĩ Bowe nói: "Vi khuẩn, chẳng hạn như khuẩn tụ cầu và MRSA, sẽ định cư và sinh sống trong mũi". Ngay cả với một người không bị bệnh gì, họ vẫn có một “rừng” sân bay cho tụ cầu (Staphylococcus) có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở người khác. Đó là lý do mà bạn tuyệt đối không nên xài chung đồ cắt lông mũi với người khác bằng mọi giá.
9. Tông đơ
Việc chia sẻ vật dụng này với người khác đồng nghĩa với việc "chia sẻ vi khuẩn từ da đầu, da mặt của một người khác lên da của bạn, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá và viêm nang lông”, bác sĩ Bowe nói.
Vi khuẩn từ da đầu, da mặt của một người khác sẽ bám lên da của bạn nếu dùng chung tông đơ - Ảnh: B.F
10. Lăn khử mùi
Những vi khuẩn ẩn dưới lỗ chân long sẽ là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng cho bạn nếu dùng chung đồ vật này.
Bạn không xài chung hoặc cho ai mượn lăn khử mùi - Ảnh: B.F
Một số chất khử mùi có chức năng giết chết các vi khuẩn gây mùi, kháng khuẩn. Tuy nhiên, nhiều chất khử mùi, khi đi kèm với mùi hôi cơ thể, sẽ dễ dàng tạo ra môi trường cho khuẩn sinh sôi và bám lại trên bề mặt chiếc lăn khử mùi. Chính vì vậy mà bạn không xài chung hoặc cho ai mượn lăn khử mùi.
11. Son dưỡng
Phái yếu thường có thói quen xài chung hoặc mượn son môi để sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết rằng, khi ta son môi, vi khuẩn bám trên bề mặt son có thể chuyển qua lớp da mỏng của miệng của bạn vào máu của bạn.
Dù cho chúng ta không nhìn thấy các vết xước dỏ trên môi thì những vi khuẩn vẫn có thể từ bề mặt của son để đi vào cơ thể.
Phái yếu thường có thói quen xài chung hoặc mượn son môi để sử dụng - Ảnh: B.F
Chính vì vậy mà chị em nên từ bỏ thói quen xài chung hoặc mượn son môi của người khác để tránh gây nhiễm trùng cho cơ thể.
12. Đá bọt
Đá bọt sẽ quét đi phần da chết từ gót chân và lòng bàn chân. Những viên đá cũng có thể là nơi vi trùng nấm hoặc một số chủng HPV bám lại và trở thành tác nhân gây ra mụn cóc cho da.
Những viên đá cũng có thể là nơi vi trùng nấm hoặc một số chủng HPV bám lại - Ảnh: B.F
"Đá bọt thường là thủ phạm phát tán mụn cóc plantar giữa các thành viên trong gia đình, vì vậy đối với vật dụng này cũng nên sử dụng riêng mỗi người một cái", bác sĩ Bowe nói.
13. Bàn chải đánh răng
GS.TSTierno cho biết, ngay cả khi bạn rửa sạch bàn chải đánh răng sau khi sử dụng thì vẫn còn có những vi khuẩn trên các lông bàn chải sống sót và phát triển hơn chỉ sau một đêm.
Tuyệt đối không nên dùng chung bàn chài đánh răng - Ảnh: B.F
Vi khuẩn trong miệng của bạn sẽ không gây hại gì cho bạn, nhưng nếu điều đó vi khuẩn trên bàn chải đánh răng là từ miệng của người khác, nó có thể truyền mầm bệnh mới như cảm lạnh, thậm chí là bệnh viêm nướu răng…
14. Kem đánh răng
"Tuy không có tác dụng xấu như việc dùng chung bàn chải đánh răng nhưng việc dùng chung kem đánh răng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là khi bạn lấy kem, bạn chạm phần lông bàn chải vài miệng hộp kem đánh răng", bác sĩ Bowe nói.
Miệng của ống đựng kem đánh răng có thể chứa vi khuẩn từ long của bàn chải sau đó truyền tới miệng của bạn mỗi lần sử dụng. Vì vậy khi lấy kem đánh răng hãy hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bàn chải và miệng ống kem đánh răng.
15. Bông tai
Nếu không may khi đeo bông tai bạn bị chảy máu thì đôi bông này đã ẩn chứa nguy cơ nhiễm trùng cho người khác khi họ mượn đôi bông này.
Tốt nhất là bạn nên giữ đôi bông tai cho riêng mình sử dụng hoặc ngâm nó với rượu trước khi chia sẻ với ai đó.
16. Dép lê
Dép lê là đồ vật chúng ta sử dụng chung nhiều nhất vì “tiện”. Khi bước ra cửa nhìn thấy một đôi dép lê để sẵn cho bạn đi thì không gì tuyệt vời hơn.
Dép lê là đồ vật chúng ta sử dụng chung nhiều nhất vì tiện - Ảnh: B.F
Tuy nhiên đây thực sự là một đồ vật rất cá nhân vì nó dễ dàng bám dính các vi khuẩn nấm nhất, đặc biệt là trên những đôi dép ẩm ướt. Không những thế, nó còn gây ra mụn cóc, mụn đầu trắng, trứng cá như trên da chân của bạn.
17. Tai phone
Nghiên cứu của bác sĩ Bowe và GS.TS Philip Tierno cho thấy tai nghe có rất nhiều vi khuẩn. Các vi khuẩn sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng tai nghe khi đang tập thể dục.
Tai nghe có rất nhiều vi khuẩn - Ảnh: B.F
Khi bạn dùng chung tai nghe, những vi khuẩn ở trong tai nghe sẽ là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng cho bạn rồi gây nhọt, hoặc mụn mủ. Nếu bạn muốn mượn hoặc cho mượn nó, hãy lau tai phone bằng bông gòn thấm rượu trước khi sử dụng.
KIM CƯƠNG (Tin8)