Những bức vẽ lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về cuộc bức hại thảm khốc đang diễn ra trong thời bình của xã hội hiện đại sẽ đưa bạn vào thế giới ngập tràn ánh sáng của tấm lòng từ bi, thiện lương và chính nghĩa.
Pháp Luân Công (hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn khí công tu luyện chân chính tốt cho cả tâm lẫn thân, được phổ truyền tại Trung Quốc vào năm 1992 bởi nhà sáng lập là ông Lý Hồng Chí. Đã có rất nhiều người nhận được lợi ích sức khỏe và đề cao tâm tính trong khoảng một thời gian ngắn theo tập. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, có khoảng 70-100 triệu người dân theo tập Pháp Luân Đại Pháp trong những năm 1990, trong đó có cả những nhân viên cao cấp trong chính quyền của nhà nước này.
Trước tình trạng số người theo tập Pháp Luân Công tăng nhanh liên tục, Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân cảm thấy đó là “một mối đe dọa” cộng thêm lòng đố kị, ông đã thẳng tay ra lệnh “loại trừ” Pháp Luân Công bằng cách phát động cuộc đàn áp đẫm máu các học viên ngày 20/7/1999. Tuy nhiên, trước sự tra tấn phi pháp và đàn áp thảm khốc của chính quyền Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn luôn giữ một thái độ bình hòa và đức tin kiên định để phản đối cuộc bức hại.
Câu chuyện về những con người kiên cường như kim cương bất phá, câu chuyện về vẻ đẹp của những người tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn đã trở thành câu chuyện thần thoại cho con người hiện đại và là nguồn cảm hứng để các nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật bất hủ.
1.Thiền định, họa sĩ Eric Bess

Eric Bess, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Wittenberg đồng thời là một họa sĩ chuyên nghiệp.
Bức tranh vẽ cảnh người đàn ông đang thiền tĩnh công Thần thông gia trì Pháp, bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp. Bài tập yêu cầu ngồi bắt chéo chân trong tư thế liên hoa (song bàn). Với thân hình vững chãi và khỏe mạnh nhưng khuôn mặt anh vẫn toát lên vẻ thư thái, an hòa, một nét đẹp thường thấy trên gương mặt của các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
2. Cành lan, họa sĩ Rose Pratt

Rose Pratt là một nghệ sĩ trẻ đến từ Cornwell, Vương quốc Anh. Bức vẽ “Cành lan” là tác phẩm dự thi của cô trong chương trình One Wish Studio trên trang Facebook của Shen Yun Performing Arts.
Pratt chia sẻ với NTD: “Tôi vẽ bức tranh này cho cuộc thi trên Facebook do Đoàn nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts). Khi tôi vẽ bức tranh, tôi đã lo lắng mình không thể làm xong đúng hạn, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một nửa chiếc cầu vồng hiện ra… Điều đó như một thông điệp nhắn nhủ với tôi rằng, hãy đem cầu vồng vào bức vẽ”.
Pratt giải thích, “Cành lan” mà cô vẽ lấy cảm hứng từ những điệu múa cổ điển Trung Hoa. Trong suốt 10 tiếng đồng hồ miệt mài với những màu nước khác nhau, Pratt đã hoàn thành tác phẩm của mình và bức vẽ nhận được giải nhì trong cuộc thi One Wish Studio.
3. Golden Lotus, họa sĩ Rose Pratt

“Đây là bức tranh dầu đầu tiên tôi vẽ vào năm 2014”, Pratt nói. “Tôi nhớ lại câu chuyện về hoa sen, mọc lên từ bùn nhưng tinh khôi và thuần khiết. Cảm giác đầu tiên của tôi khi nhìn thấy màu vàng đó như một phép nhiệm màu từ Thiên đường đang được đưa xuống. Có thể đi theo con đường này của Pháp Luân Đại Pháp để miêu tả vẻ đẹp và những diệu kỳ xung quanh, ước mong nó trở thành sự thật”.
4. Ellen đang ngồi thiền, họa sĩ Wattana Bo
“Ellen” mặc chiếc áo vàng Pháp Luân Đại Pháp, hai tay kết ấn trong tư thế nhập tĩnh. Nghệ sĩ Wattana Bo đến từ Kingston, New York trên trang Facebook của mình, ông viết “vẻ đẹp hoàn mỹ như nước tinh khiết. Nó không có gia vị riêng biệt nào”.
Chia sẻ với NTD, ông Bo nói rằng, mỗi tác phẩm ông vẽ đều là “nghệ thuật có mục đích”. Bằng cả nhiệt huyết từ tấm lòng, ông Bo đã đắm mình vào sáng tác nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp Thần thánh của truyền thống và tín ngưỡng với khát vọng truyền cảm hứng tươi đẹp đến cuộc sống con người.
5. Nghệ sĩ cổ cầm, họa sĩ Wattana Bo

Bức tranh vẽ cô gái mảnh mai mang vẻ đẹp thuần khiết này được lấy cảm hứng từ Nghệ thuật Thần Vận – nơi nền văn minh truyền thống huy hoàng được tái hiện. ‘Nghệ sĩ cổ cầm’ gợi về đoạn kí ức xa xưa sâu thẳm, khi âm nhạc được người nghệ sĩ chơi bằng cả nội tâm thanh tịnh, từ đó có thể sản sinh ra nguồn năng lượng thuần chính và chói sáng.
Trong cuộc Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc vào giai đoạn 1966-1976, những tinh...