“Cha đẻ” của siêu thị này chính là Adam Smith, anh cùng các đồng sự của mình làm việc cho dự án “Real Junk Food Project”. Siêu thị đồ ăn thừa ở Pudsey giúp tận dụng các thực phẩm thừa bán không hết và thường bỏ trong ngày rất lãng phí của các siêu thị khác, chuỗi nhà cung cấp, công ty bán lẻ lớn như Sainsbury's, Morrisons và Ocado. Ngoài ra, siêu thị này cũng liên kết với nhiều cơ sở kinh doanh trong vùng, ngân hàng thực phẩm, quán café…
Những chai ô liu, sữa vẫn còn hạn vài ngày được thu gom trước khi các siêu thị khác bán không hết
Nhiều người lo ngại về siêu thị này bởi những thực phẩm thừa sẽ không tốt cho sức khỏe. Adam Smith khẳng định: “Dù gọi nó là một nơi "phản siêu thị" vì đại đa số thực phẩm tại đây đều được thu thập từ các chuỗi cửa hàng lớn tại Anh trước khi nó bị vứt đi. Thậm chí, một số loại thực phẩm có thể vừa hết hạn sử dụng, nhưng nó hoàn toàn vẫn có thể sử dụng được vài ngày sau đó, thậm chí nó vẫn nấu tốt và an toàn cho người tiêu dùng”.
Thú vị hơn ở siêu thị này chính là cho phép người mua hàng trả tiền với bất cứ giá nào mà họ mong muốn. Bạn mua hàng có thể không cần phải trả tiền, thay vào đó bạn có thể tình nguyện làm việc tại đây trong một khoảng thời gian nào đó.
Những quả chuối xuống mã nhưng chất lượng vẫn tốt
Được biết, theo một thống kê gần đây, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) vứt bỏ khoảng 22 triệu tấn thực phẩm mỗi năm và Anh bị coi là nước hoang phí đồ ăn nhất. Trung bình một năm mỗi người dân Anh vứt đi số thực phẩm bằng lượng thực phẩm tiêu dùng 3 tuần. Ước tính, nước Anh vứt đi khoảng 15 triệu tấn thực phẩm mỗi năm.
Do vậy, siêu thị được thành lập nhằm ngăn chặn sự lãng phí nguồn thực phẩm quá lớn đó trong khi nhiều người rất cần miếng ăn mỗi ngày để sinh sống. Ông Smith hy vọng rằng trong tương lai không xa dự án siêu thị tương tự này được mở tại nhiều thành phố khác như Sheffield, Doncaster, Bradford, Brighton và Wigan.
HIỂU LINH (Tin8, Ảnh: SWNS)