Những câu chuyện có thật về "người rừng" được động vật nhận nuôi

Ngày đăng: 21/07/2016
7,991 Read
419 Share
Tin8 - Nhà văn Edgar Rice, tác giả của cuốn truyện nổi tiếng "Tazan - Đứa con của rừng xanh" có lẽ sẽ có thêm chất liệu sáng tạo bởi trên thực tế có rất nhiều phiên bản đời thật của những đứa trẻ lớn lên trong sự cưu mang của động vật.

Mô tả hình

Tổng cộng có đến 31 đứa trẻ được động vật nuôi từ 1900 đến 2004

Trong cuốn sách “Những tác nhân siêu thường” (Supernormal Stimuli), Tiến sĩ Deirdre Barrett, hiện giảng dạy tại trường Y Harvard đã tổng hợp tất cả các trường hợp về những đứa trẻ được phát hiện chung sống với động vật từ năm 1900 đến 2004, tổng cộng có đến 31 đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh khác thường như vậy.

Cụ thể, danh sách này thống kê các trường hợp động vật đã nuôi dưỡng những đứa trẻ đi lạc theo từng loài: Chó: 1 đứa trẻ; Sói: 7 đứa trẻ; Tinh tinh: 1 đứa trẻ; Khỉ: 6 đứa trẻ; Dã nhân: 1 đứa trẻ; Dê: 1 đứa trẻ; Gà: 1 đứa trẻ; Linh dương: 3 đứa trẻ; Đà điểu: 1 đứa trẻ; Gấu: 2 đứa trẻ; Cáo: 1 đứa trẻ; Báo đen: 1 đứa trẻ; Báo đốm: 1 đứa trẻ.

Hai bé gái được bầy sói nuôi dưỡng ở Ấn Độ

Câu chuyện kỳ lạ này bắt đầu năm 1920, bé gái Kamala, mới 8 tuổi và Amala, 18 tháng tuổi, được phát hiện trong hang của bầy sói ở thành phố Midnapore, thuộc Ấn Độ.

Mô tả hình

Việc đưa Amala và Kamala về thế giới bình thường được ví như là "sự giam cầm" bởi các bé đều không sống được lâu sau đó

Theo ghi chép của người phát hiện ra hai cô bé, nhà truyền đạo Công giáo - đức cha J.L.Singh, lúc đầu, những đứa trẻ này còn hung dữ hơn cả bầy sói con. Ngoại hình của chúng giống loài sói đến kỳ lạ: tóc bù xù phủ xuống quá vai, những chiếc răng sắc nhọn sẵn sàng tấn công đối phương. Chúng không ăn được rau nhưng lại có khả năng đánh hơi mùi thịt sống ở khoảng cách xa.

Sau khi được phát hiện và đưa trở về thế giới loài người, cả Kamala và Amala đều sống cuộc sống ngắn ngủi. Amala mất sau một năm tại trẻ mồ côi, khi đó cô bé đã bắt đầu có biểu lộ cảm xúc con người. Kamala sống thêm được 8 năm nữa, lúc đó đã học được vài từ, học được cách đi thẳng, tuy nhiên lúc vội vẫn sử dụng cả 4 chi.

Theo tiến sĩ Sperling, bác sĩ từng chăm sóc cho Kamala và Amala nói rằng các bé gái này chỉ biết uống sữa, ăn thịt và vẫn duy trì thói quen sống về đêm.

Mô tả hình

"Sói mẹ" đã chiến đấu rất ác liệt để giữ hai "đứa con"

Cũng theo tiến sĩ Barrett, “mẹ sói” từng chăm sóc Kamala và Amala đã chiến đấu ác liệt để giữ lại hai đứa trẻ. Sói mẹ bị bắn chết, những con sói khác trong đàn đã trở lại ngôi làng và cất tiếng tru thống thiết.

Đứa trẻ được bầy khỉ cưu mang sau khi mẹ đẻ bị sát hại

Một trường hợp hy hữu khác là cậu bé John Ssebunya, khi mới 2-3 tuổi, phải chứng kiến cảnh tượng cha giết mẹ, quá hoảng sợ, cậu bé bỏ trốn vào rừng Uganda, châu Phi. Tại đây, bầy khỉ đã chăm sóc Ssebunya trong khoảng một năm. Một người dân đi vào rừng sâu để đốn củi và vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy bé trai sống giữa bầy khỉ nên đã mang cậu bé trở về.

Mô tả hình

Tất cả những trường hợp này đều gặp khó khăn rất lớn khi quay trở về với cuộc sống đời thường

Về với cuộc sống văn minh, Ssebunya được nhận nuôi bởi cặp vợ chồng Paul và Molly Wasswa ở Anh. Sau 10 năm hòa nhập với xã hội loài người, Ssebunya chỉ biết nói tiếng Swahili và nói lắp rất nặng. Tuy hành xử khá khác lạ, tránh tiếp xúc bằng mắt và trả lời cụt lủn, nhưng Ssebunya vẫn tỏ ra có khả năng suy nghĩ và vốn hiểu biết nhất định.

Cậu bé gà ở Fiji

Sujit Kumar không thật sự được động vật nhận nuôi mà bị người ta cố tình nhốt chung với động vật. Thời gian nhốt chung với gà quá lâu đến nỗi cậu đã trở thành giống như chúng. Người ta chỉ đến để vứt thức ăn và dùng vòi phun nước từ trên xuống để tắm cho cậu. Việc này chỉ bị phát hiện năm 1984, khi Kumar đã 12 tuổi. Sau đó cậu bé bị nhốt trong trại tâm thần hơn 20 năm, không giao tiếp nhiều với con người. Thậm chí trong những năm sau đó, Kumar vẫn ăn giống như gà và tấn công người khác bằng cách mổ vào họ.

Mô tả hình

Hầu như tất cả trường hợp khi trở về lối sống con người đều gắn bó cả đời với chữa trị và điều trị tâm lý tại bệnh viện

Mô tả hình

"Cậu bé gà" tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn kêu cục cục và sẵn sàng "mổ" vào đối phương

Theo lời kể của người thân của Sujit Kumar, hoàn cảnh của cậu khá đặc biệt. Khi còn là một đứa trẻ, mẹ của Kumar đã tự tử, còn cha thì bị giết chết. Kumar còn xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần khiến cho những người cưu mang cậu là ông bà không chịu nổi, phải nhốt trong chuồng gà vì họ không thể quản lý được cậu.

Cậu bé Nam Phi được bầy khỉ nhận nuôi

Sau khi bị bố mẹ bỏ rơi tại Nam Phi, Saturday Mthiyane được bầy khỉ nhận nuôi trong vòng 1 năm. Người ta phát hiện ra cậu bé khi cậu 5 tuổi vào ngày thứ 7 nên được đặt tên là Saturday Mthiyane. Được đưa vào trại trẻ mồ côi ngay sau đó, nhưng phải đến 15 tuổi, Saturday mới có thể học lại cách đi thẳng.

Mô tả hình

10 năm sau khi được giải cứu, Saturday vẫn vất vả khi ăn đồ ăn chín

Thậm chí, sau 10 năm được giải cứu, Saturday vẫn không thể nói được như người bình thường, không ăn đồ ăn nấu chín.

Cậu bé được bầy sói nuôi dưỡng ở Trung Á

Năm 1962, các nhà địa chất học đã phát hiện thấy Djuma chạy cùng bầy sói tại một sa mạc ở Trung Á. Họ đã phải chiến đấu vất vả với bầy sói để giải cứu Djuma. Lúc này  Djuma khoảng 7 tuổi và đã sống 30 năm tiếp theo trong một bệnh viện ở Turkmenistan.

Mô tả hình

Để thích nghi với cuộc sống hoang dã, những cậu bé này phải di chuyển bằng cả tứ chi

Djuma học nói sau đó 4 năm. Cậu nói với các nhà nghiên cứu rằng cậu từng cưỡi trên lưng của sói mẹ khi nó đi săn mồi cho tới khi cậu học được cách chạy cùng bầy sói bằng cả 4 chi.

DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: Internet)

 

 

 

 

7,991 Read
419 Share
(395)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang