Nghề tiễn linh hồn người chết… chuyện bây giờ mới kể

Ngày đăng: 13/07/2016
5,758 Read
266 Share
Tin8 - Với nhiệm vụ kết nối để tiễn đưa linh hồn người chết về với cõi âm một cách thanh thản, không còn gì vướng bận bụi trần, thầy Tào được cho là nhân vật khá quan trọng đối với đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số. Thế nhưng, đằng sau cái nghề tưởng như “vinh quang” ấy lại chứa đựng rất nhiều những gian nan, khổ cực. Những câu chuyện nghề, chuyện đời lần đầu tiên được chính những thầy Tào trải lòng với bạn đọc.

Mô tả hình

Thầy Nông Văn Hựu có hơn 40 năm gắn bó với nghề thầy tào, cái nghề mà ông cho là "phúc lộc được nhiều mà đắng cay cũng không phải là ít

Người làm cầu nối giữa thế giới con người và thế giới của thần linh

Cuộc sống văn minh đã “thắp sáng” trên các bản làng dân tộc thiểu số và thầy Tào vẫn luôn được coi trọng. Nhân vật này là “linh hồn” trong đời sống tâm linh của bà con, được giao trọng trách đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, nhưng cao hơn cả vẫn là việc đưa linh hồn người chết về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Trong suy nghĩ của họ, linh hồn vẫn luôn tồn tại như ý thức của con người giữa thế giới bao la rộng lớn này. Nếu như người đã khuất có một ý nghĩ chân thành thì khi đến với thế giới tâm linh, linh hồn của người đó sẽ rực rỡ như những ánh hào quang bay lơ lửng ở trên cao. Ngược lại, khi còn sống luôn có ý nghĩa đen tối, tâm địa xấu xa thì linh hồn sẽ khó được siêu thoát, nó sẽ mãi là một bóng đen nặng nề bị chìm xuống dưới đáy của thế giới tâm linh. Và  khi đó, thầy Tào chính là người sẽ tiến hành những nghi lễ cần thiết để đưa linh hồn người đã khuất về với thế giới thần linh được thanh thản nhất.

Nghề này bắt buộc các thầy Tào phải thường xuyên tiếp xúc với người đã chết, chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh mất mát đau thương giữa người đã mất với người ở lại. Vì thế, phải là người có đủ tâm, đủ bản lĩnh mới “sống được với nghề”.

Đời sống kinh tế của người dân nâng cao đồng nghĩa với việc chi phí trả công cho thầy Tào từ đó cũng ngày một “khấm khá” hơn. Chỉ tính riêng tiền công trả cho thầy Tào với một đám tang kéo dài khoảng 2 ngày là 2-6 triệu đồng. Số tiền này không có quy định rõ ràng, tùy gia cảnh của từng nhà khác nhau mà thầy Tào sẽ đưa ra một mức giá phù hợp. Thậm chí, thầy vẫn vui vẻ làm “miễn phí” khi thấy gia chủ quá khó khăn. Ngoài chi phí bằng tiền mặt, gia chủ thường tạ ơn thầy bằng những lễ vật như: một thủ, một giò, 5 kg thịt vai, đôi gà (một sống, một chín), đôi vịt (một sống, một chín), xôi, rượu…

Mô tả hình

Để trở thành một thầy Tào có tiếng, được người dân tin tưởng, đòi hỏi người đó phải có đủ đức, đủ tài, thông thạo chữ Hán, chữ Nôm cũng như những bùa phép

Thấy công việc “ăn nên làm ra”, nhiều người cũng dần dà “học lỏm” để được hành nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được. Để trở thành một thầy Tào có uy tín, người đó phải hội tủ đủ đức, đủ tài, biết cách kết nối, chia cắt giữa linh hồn người đã khuất với các cõi, phải biết bùa pháp trừ khử ma tà. Và đặc biệt, thầy tào phải là người am hiểu kinh dịch, thông thạo chữ Nho, chữ Nôm…

Thông thường, các thầy tào xuất thân từ các gia đình, dòng họ theo kiểu cha truyền, con nối hoặc một người nào có cơ duyên thì xin đi làm đệ tử, học trò cho một thầy Tào nào đó đã có uy tín, đẳng cấp cao để theo học. Để được hành nghề, người học trò đó phải được hội đồng thầy Tàocủa một vùng nào đó công nhận bằng một nghi lễ cấp sắc thì mới được cộng đồng chấp nhận”, Ông Nông Văn Mần, một thầy Tào có tiếng ở xóm Bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) cho biết.

Chuyện nghề lắm nỗi gian nan

Thầy Tào là người luôn gắn hết mọi trách nhiệm trong việc thực hiện những công việc liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, là sứ giả giữa thế giới thần linh và nhân gian. Trách nhiệm nặng nề ấy khiến họ cũng gánh lấy không ít gian nan đối với nghề.

Trong đám tang, thầy Tào chịu trách nhiệm chủ trì hành lễ từ việc phát tang, khâm liệm, lễ tạ ơn, lễ đưa linh hồn, chôn cất… cho đến khi mồ yên mả đẹp. Nhiều đêm thức trắng để làm lễ ma chay nhưng không một lời kêu ca. Thầy Tào vẫn tỉ mẩn bên quan tài người đã khuất để thực hiện từng công đoạn của đám ma chay được hoàn thành, để người chết ở ở dưới suối vàng được mồ yên mả đẹp, để người ở nhân gian không phải lo lắng, nghĩ suy.

Thầy Nông Văn Hựu (65 tuổi, ở Cao Bằng), là người có hơn 40 năm gắn bó với nghề đã không khỏi chua xót khi trải lòng câu chuyện về nghề: “Tôi theo nghề này  từ hồi còn trẻ, đến nay đã hơn nửa đời người rồi mà vẫn bận rộn, ít khi ở nhà. Có những đám tang kéo dài 5-6 ngày, mình cũng cố thức để làm lễ ma chay cho trọn vẹn. Nhiều lúc đêm hôm khuya khoắt, trong bản có người vừa mất là người ta liền chạy tới nhà mời qua làm lễ đưa linh hồn. Thấy vất vả khôn chừng, nhưng rồi lại tự nghĩ, mình đã chọn nghề này rồi thì phải theo đến cùng. Bà con đã tin tưởng thì mình phải có trách nhiệm, chu toàn mọi việc. Có hôm mưa to gió lớn, vẫn không thể từ chối lời mời của gia chủ, tôi lại mò mẫm trong bóng đêm đến nhà người ta cho kịp giờ làm lễ”.  

Mô tả hình

Thầy tào phải chịu trách nhiệm với rất nhiều công đoạn trong lễ ma chay, từ việc phát tang cho đến khi mồ yên mả đẹp

Tuy nhiên, không vì được tin tưởng hay trọng dụng mà mình tỏ ra kiêu căng, đưa ra “giá trên trời”, ngược lại phải tu tâm tích đức, làm việc với mong muốn giúp đỡ cho người đã khuất cũng như người đang ở nhân gian, không ham muốn lợi lộc, phú quý mà làm những việc thất đức. Người hành nghề thầy Tào nếu tâm địa không tốt, tham lam thì sẽ không bền, một thời gian không lâu chắc chắn sẽ bị đảo thải”, thầy Hựu chia sẻ thêm. 

DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: Internet)

5,758 Read
266 Share
(283)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang