Hàng rào độc đáo này xuất hiện từ năm 1999 và nhanh chóng thu hút sự chú ý của cả người dân địa phương New Zealand lẫn khách du lịch
Một trong những địa danh “khai sáng” ra điều này chính là Central Otago, New Zealand - địa điểm nổi tiếng với Cardrona Bra Fenc (hàng rào áo ngực). Người dân nơi đây kể rằng, vào năm 1999 trong thời điểm Giáng Sinh và năm mới, 4 người phụ nữ nọ đã ăn mừng ăn mừng tại khách sạn Cardrona. Sau khi rời khỏi vào lúc nửa đêm, họ quyết định cởi áo ngực và treo chúng lên hàng rào như một hành động rũ bỏ năm cũ, đón chào năm mới.
Hình ảnh chiếc áo ngực phất phơ trước gió như thế đã gợi cảm hứng cho nhiều phụ nữ khác. Từ người dân đến lữ khách… cũng bắt đầu dùng những chiếc áo ngực thừa mắc chúng lên hàng rào này. Cuối tháng 2-2000, bỗng dưng hàng rào có khoảng 60 chiếc áo lót và điều lạ lùng này bắt đầu được truyền thông khắp thế giới đưa tin.
Nhiều người cho rằng việc để hàng rào này tồn tại là mất mỹ quan, nhưng nó lại là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách tại New Zealand
Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần tìm cách gỡ bỏ hàng rào nhưng sau đó nhiều người vẫn tiếp tục treo áo ngực lên, thậm chí có thời điểm đặc biệt, số lượng nội y treo trên hàng rào lên tới 100.000 chiếc.
Số áo lót được treo, chính quyền địa phương nhiều lần tháo gỡ nhưng bằng cách nào đó chúng vẫn quay lại và số lượng áo ngực vẫn cứ tăng lên đều đều theo thời gian. Bỗng nhiên nơi đây trở thành địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi lưu dấu tại quê hương của những trái kiwi.
Kể từ đó, hàng rào này trở thành điểm đáp của hàng ngàn chiếc áo ngực. Thế nhưng, không phải ai cũng cảm thấy hài lòng với sự tồn tại này. Vào năm 2006, hội đồng quận Queenstown Lakes đã thực hiện một chiến dịch tháo áo ngực cho hàng rào và lấy đi hơn 1.500 chiếc. Ấy vậy mà chẳng bao lâu nó lại về nguyên trạng như chưa có cuộc "thanh lọc" nào. “Bó tay”, chính quyền đành “sống chung với lũ”. Cuối năm đó, nó trở thành hàng rào áo ngực dài nhất thế giới với hơn 100.000 chiếc áo.
Nơi đây biến thành nơi gây quỹ cho bệnh ung thư vú từ tiền quyên góp của khách du lịch
Áo ngực được công nhận khi hàng rào được đặt tên chính thức là Bradrona (ghép giữa từ bra: áo lót và địa danh Cardrona)
Nơi đây cũng đã diễn ra sự kiện đặc biệt vào năm 2015 khi chúng được biến thành nơi gây quỹ cho bệnh ung thư vú từ tiền quyên góp của khách du lịch với dòng chữ: “Chào mừng du khách đến với Bradrona. Cảm ơn đã viếng thăm thung lũng xinh đẹp của chúng tôi. Trong khi du khách đang tận hưởng phong cảnh thơ mộng nơi đây, vui lòng bớt chút thời gian để đóng góp cho Quỹ ung thư vú New Zealand”. Cùng với đó, chiếc hàng rào “oái ăm” này cũng được đặt tên chính thức: Bradrona (ghép giữa từ bra: áo lót và địa danh Cardrona).
Từ đó, mỗi tuần chiếc hàng rào nhận được khoảng 200 NZD từ tiền quyên góp. Ngay cả hướng dẫn viên du lịch Cardrona Kelly Spaans cũng từng hào hứng nói: “Nếu chúng ta có được 200 NZD mỗi tuần cho quỹ ung thư vú thì điều này thật tuyệt vời”. Điều kỳ lạ được ủng hộ khó hiểu này bắt đầu lan truyền sang nhiều quốc gia khác. Cùng chiêm ngưỡng một vài nơi “bắt chước” phong trào này của Bradrona nhé:
Ở Mỹ phát bang phát động phong trào “Áo ngực trên những cây cầu” (Bras across the bridge) nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh ung thư vú
Cây cầu Brooklyn 131 ở New York (Mỹ) thì là điểm tham quan không thể bỏ qua
Hà Lan cũng rủ nhau treo những chiếc áo ngực lên một thân cây cổ thụ nhân ngày dành cho các bé gái
Làng Banyuls, Pháp cũng sở hữu một con đường đồ lót
Ngôi làng Stansfield ở Suffolk, nước Anh nổi tiếng với những món đồ trang trí độc đáo như thế này
UYÊN VỸ (Tin8, Ảnh: Internet)