Hai video ngược đãi trẻ em trong cùng một nhà trẻ, cùng một giáo viên
Trong video thứ nhất, một cô giáo đã giật mạnh chiếc balô của một bé gái, sau đó đẩy em về phía trước, khiến bé ngã xuống đất và đập mặt vào chiếc ghế nhựa. Khi đó, có hai cô giáo khác cũng chứng kiến sự việc nhưng không hề can thiệp gì.
Ảnh cắt từ video thứ nhất.
Còn trong video thứ hai, một em bé đã khóc thét lên sau khi bị cho ăn một thứ gì đó đựng trong tuýp, cũng bởi chính cô giáo đã hành hạ bé gái ở video trước. Sau đó, các phụ huynh đã phát hiện ra thứ này chính là mù tạt.
Ảnh cắt từ video thứ hai.
"Con tôi mới 17 tháng tuổi mà cô lại cho nó ăn tới nửa tuýp mù tạt trong có nửa tiếng đồng hồ, khiến nó bị đi ngoài tới sáu lần trong một tiếng đồng hồ", một phụ huynh của học sinh bị ngược đãi đau đớn thốt lên sau khi xem đoạn băng trên.
Phụ huynh tức giận ra tay "xử" cô giáo
Sau đó, nhà trẻ này đã tổ chức một cuộc họp báo để làm dịu dư luận. Tuy nhiên trong cuộc họp báo này, các phụ huynh đã tức giận tới mức tấn công cô giáo trông trẻ kia. Chưa hết, họ còn bắt cô này phải ăn mù tạt, giống như việc cô ta đã làm với con họ.
Các phụ huynh đã tấn công cô giáo...
... rồi bắt cô này ăn mù tạt như đã làm với con họ.
Giáo viên này cũng đã quỳ xuống, vừa khóc vừa xin lỗi cha mẹ các học sinh bị hành hạ.
Giáo viên quỳ xuống xin lỗi phụ huynh.
Được biết, sau đó, người phụ nữ này đã được xác nhận là một nhân viên quét dọn chứ không phải giáo viên trông trẻ.
Khi được hỏi là tại sao một nhân viên quét dọn lại được phép xử phạt trẻ, giám đốc nhà trẻ Zhang Baobao đã trả lời rằng tất cả các nhân viên ở đây đều được yêu cầu "chủ động" tham gia việc chăm sóc các học sinh.
Nhà trẻ hoạt động "chui"
Nhà trẻ này nằm trong tòa nhà trụ sở của Ctrip, một hãng du lịch hàng đầu của Trung Quốc. Công ty này đã thành lập nhà trẻ vào đầu năm 2006 để trông coi con em của các nhân viên. Số trẻ em học ở đây là hơn 100 trẻ, tất cả đều dưới ba tuổi.
Sau sự cố gây chấn động này, Ctrip đã sa thải các nhân viên trực tiếp liên quan đến vụ việc và đóng cửa nhà trẻ trong khi chính quyền Thượng Hải mở cuộc điều tra.
Trong thời gian chờ đợi, những nhân viên của công ty cần phải trông con nhỏ sẽ được nghỉ hai tuần mà vẫn hưởng lương.
Các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc cho rằng Ctrip đã quá thờ ơ trong việc điều hành nhà trẻ này và kêu gọi chính phủ cần phải đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn để quản lý các nhà trẻ tại Trung Quốc.
Nhà trẻ này thuộc sở hữu của Ctrip, một công ty lữ hành hàng đầu của Trung Quốc.
Có một điều trớ trêu là nhà trẻ của Ctrip này thực ra lại được điều hành bởi một bên cung cấp dịch vụ thứ ba, có tên là "Vì trẻ em".
Bên thứ ba này lại liên kết với tạp chí Gia đình Hiện đại, thuộc quyền sở hữu của Hiệp hội Phụ nữ Quận Trường Ninh của Thượng Hải, một cơ quan chính phủ.
Phản ứng trước vụ việc, Ctrip cho biết vào tháng Một năm 2016, Hiệp hội Phụ nữ Thượng Hải đã tới thăm trụ sở chính của họ để yêu cầu việc cùng nhau hợp tác, thành lập một nhà trẻ cho các nhân viên của công ty.
Sau khi điều tra và so sánh với những nhà cung cấp dịch vụ nhà trẻ khác nhau, Ctrip đã quyết định hợp tác với Vì trẻ em, vì nó được Hiệp hội phụ nữ Thượng Hải đánh giá rất cao.
Nhà trẻ mở cửa vào tháng Hai năm 2016 nhưng chỉ được có năm ngày thì bị đóng cửa bởi Sở Giáo dục Quận Trường Ninh vì không có giấy phép...