Giải mã bản nhạc "sát nhân" khiến hơn 100 người tự tử

Ngày đăng: 29/06/2016
5,579 Read
236 Share
Tin8- Đã gần 100 năm kể từ khi bản nhạc được ví như “kẻ sát nhân” "Gloomy Sunday", tạm dịch là “Ngày chủ nhật u buồn” đến với công chúng. Và cũng chừng ấy năm bản nhạc này tồn tại như một bài hát có số phận lạ thường, ma quái và nhiều trắc trở.

"Gloomy Sunday" - bản nhạc bất hủ của người nhạc sĩ bị phụ tình

Cuối năm 1932, một buổi chiều mưa u ám và lạnh lẽo tại thủ đô Paris nước Pháp, nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress ngồi bên cửa sổ và dạo nên những nốt nhạc đầu tiên trong giai điệu u buồn “Gloomy Sunday”. Chính ông cũng không biết rằng, bản nhạc đó đã làm thay đổi cả cuộc đời ông.

Chân dung nhạc sĩ Rezso Seress

Chân dung nhạc sĩ Rezso Seress

"Ngày chủ nhật u sầu, tôi chìm trong bóng tối/

Trái tim tôi và tôi quyết định chấm dứt tất cả/

Tôi biết, tiếp theo rất nhanh sẽ là nến và những người cầu nguyện/

Đừng để họ phải khóc, hãy để họ biết rằng tôi vui sướng được ra đi.

Cái chết không phải là giấc mộng, vì trong cái chết, tôi được âu yếm em/

Còn lại hơi thở cuối cùng của linh hồn mình, tôi sẽ ban phước lành cho em..."

(Bản dịch tiếng Anh của nhạc sĩ người Mỹ Sam M. Lewis).

Gloomy Sunday mở đầu bằng những giai điệu tuyệt vọng và bi thương

"Gloomy Sunday" mở đầu bằng những giai điệu tuyệt vọng và bi thương

“Ngày chủ nhật u buồn” là tâm trạng đau khổ của một người đau khổ không lối thoát trong tình yêu, hơn thế còn diễn tả sự tuyệt vọng, bi quan, không còn tìm thấy ý nghĩa đối với cuộc sống. Đây cũng chính là tâm sự riêng của Rezso, lúc bấy giờ vừa bị phụ tình, anh đã dành trọn tình yêu nồng cháy và mãnh liệt cho một người phụ nữ nhưng cuối cùng chỉ nhận được sự cự tuyệt phũ phàng. Khi ấy, Rezso vẫn chỉ là một nhà soạn nhạc tầm thường, chưa được đón nhận, hoang mang về tương lai của mình.

“Gloomy Sunday”- bản nhạc “sát nhân” hay "Quốc ca của những kẻ tự tử"?

Rezso Seress sẽ không bao giờ ngờ được rằng, những giai điệu buồn cho sự tuyệt vọng của mình ngày ấy lại là nguồn cơn tai họa của rất nhiều cái chết bi thương trên toàn thế giới. “Gloomy Sunday” đã trở thành chất xúc tác của hàng trăm cái chết và trở thành nỗi ám ảnh buồn thương đầy ma quái của cả nhân loại suốt nhiều thập kỉ mà nhắc đến nó không thể không rùng mình.

Nạn nhân đầu tiên một người đàn ông sống tại thủ đô Budapest (Hungary). Sau khi yêu cầu ban nhạc ở một quán cafe đông đúc chơi bản "Gloomy Sunday", anh ta đã dùng súng tự tử ngay trên đường về nhà trong một chiếc taxi.

Tiếp đó, tại Berlin (Đức), một cô gái bán hàng trẻ đã treo cổ tự tử chỉ vài ngày sau đó, người ta thấy bên dưới chân thi thể của cô tờ giấy in bản nhạc “Gloomy Sunday”. Cũng cùng thời gian này, tại New York, một cô thư kí xinh đẹp cũng tự tử bằng hơi gas trong căn hộ chung cư của mình, trước khi chết cô chỉ để lại một tâm nguyện, hãy chơi bản nhạc “Gloomy Sunday” trong lễ an táng của cô.

Tại hiện trường nhiều vụ tự tử, người ta tìm thấy bản nhạc Gloomy Sunday

Tại hiện trường nhiều vụ tự tử, người ta tìm thấy bản nhạc "Gloomy Sunday"

Chưa dừng lại ở đó, bản nhạc “ma ám” này còn là “bóng ma” đưa đường cho nhiều cái chết lạ lùng khác, không phân biệt tuổi tác hay tầng lớp. Từ người đàn ông 82 tuổi đã nhảy từ cửa sổ của căn hộ tầng 7 sau khi chơi bài hát này bằng piano; cô bé 14 tuổi nhảy xuống sông tự tử khi trong tay còn đang cầm một bản copy của "Gloomy Sunday", cho đến cậu bé đang đi trên đường bỗng dừng lại, dốc sạch tiền trong túi ra cho người ăn xin chơi bản nhạc "Gloomy Sunday" rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống sông tìm đến cái chết... Thậm chí, nhiều ca sĩ chết trong lúc hát, khán giả đột tử trong lúc nghe bản nhạc này tại nhiều buổi biểu diễn.

Con số những người tìm đến cái chết vì "Gloomy Sunday" hay có liên quan đến “kẻ sát nhân vô tình” này đã lên đến hàng trăm người. Kể từ đó, cả thế giới rùng mình sợ hãi trước sức mạnh ma quái mà nó có thể gây ra và bắt đầu phong trào tẩy chay "Gloomy Sunday" tại nhiều quốc gia trên thế giới.

chất xúc tác của hàng trăm cái chết và trở thành nỗi ám ảnh buồn thương đầy ma quái của cả nhân loại suốt nhiều thập kỉ mà nhắc đến nó không thể không rùng mình

Hàng trăm cái chết và trở thành nỗi ám ảnh buồn thương đầy ma quái của cả nhân loại suốt nhiều thập kỉ đều liên quan đến bài hát này

Tại Anh, các công ty truyền thông nước này đã phải cấm phát nhạc này trong những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng của mình. Lệnh cấm lưu hành bài hát được nhiều nước đưa ra, nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng, càng được nhiều người tò mò để… nghe thử. Có tới 15 quốc gia đã đâm đơn kiện buộc tội Rezso có liên quan đến những cái chết này.

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, người ta dần lãng quên đi những ám ảnh đau đớn mà “Ngày chủ nhật u buồn” đã gây ra. Nó bắt đầu trở lại trên truyền thông bằng những bản hợp tấu chứ không phải nguyên gốc nữa.

Thế nhưng, “Quốc ca của những kẻ tự tử” vẫn còn quay trở lại bằng những cái chết tiếp diễn khiến cơ quan truyền thông Anh lại phải tái ban hành lệnh cấm đặc biệt đối với bản nhạc.

Vén màn bí mật về bài hát ma ám "Gloomy Sunday"

Khi được nhắc đến như một nỗi ám ảnh trên báo chí, tác giả của nó, Rezso Seress rơi vào tình trạng hoảng loạn vì những tai họa mà nó mang lại. Thậm chí người yêu cũ của Rezso Seress cũng qua đời vì "Gloomy Sunday". Ông từng nói: “Tôi mắc kẹt trong sự thành công chết chóc này như một kẻ có tội”. Quá ám ảnh vì sự chết chóc mà “Gloomy Sunday” đem lại, cùng những bi kịch trong cuộc sống riêng tư, năm 1968, Rezso cũng tự kết liễu cuộc đời mình bằng một sợi dây oan nghiệt.

 tác động của âm nhạc, phim ảnh phù hợp với tâm trạng con người, sẽ dẫn đến họ có những tác động tiêu cực khi con người ở trong trạng thái tuyệt vọng về cuộc sống

Tác động của âm nhạc, phim ảnh phù hợp với tâm trạng con người, sẽ dẫn đến họ có những tác động tiêu cực khi ở trong trạng thái tuyệt vọng về cuộc sống

Các nhà khoa học đã vào cuộc để lý giải về số phận kì lạ của bản nhạc "Gloomy Sunday". Họ cho rằng những lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, trò chơi… có thể tác động tới tâm lí của con người nhưng không mang tính quyết định.

Hơn nữa, thời điểm mà “Ngày chủ nhật u buồn xuất hiện” cũng là lúc mà Hoa Kì và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển nền công nghiệp. Kinh tế - xã hội lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái trầm trọng chưa từng thấy sau Chiến tranh Thế giới thứ I. Dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, rồi thương vong, chết chóc còn vương lại từ chiến tranh…

Có lẽ  Rezso Seress không thể nào lường trước được số phận đặc biệt của đứa con tinh thần Gloomy Sunday

Có lẽ Rezso Seress không thể nào lường trước được số phận đặc biệt của đứa con tinh thần "Gloomy Sunday"

Tất cả đã đưa người dân vào cơn khủng hoảng niềm tin, tuyệt vọng trước cuộc sống cùng trạng thái mất phương hướng và trầm cảm nặng nề. Lúc này chỉ cần tác động của âm nhạc, phim ảnh phù hợp với tâm trạng con người, sẽ dẫn đến họ có những tác động tiêu cực. Đồng thời cùng với sự thêu dệt, tưởng tượng của dư luận đã tạo nên xu hướng “tự tử dây chuyền” vảo thời điểm đó. Có thể nói, "Gloomy Sunday" sẽ còn tồn tại mãi mãi trong lịch sử như một truyền thuyết kỳ lạ, hoang đường, phản ánh cho tâm trạng tuyệt vọng, nhiều vết thương của cả một thế hệ ở thời điểm lịch sử đặc biệt của nhân loại.

DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: Internet)

 

5,579 Read
236 Share
(208)
:

1 Người đàn ông đặt camera trong phòng ngủ của mình và phát hiện nhiều điều bí ẩn kỳ lạ

Ngày đăng: 07/03/2016
Người đàn ông đặt camera trong phòng ngủ của mình và phát hiện nhiều điều bí ẩn kỳ lạ Tin8 - Đến bây giờ, con người vẫn chưa thể kết luận được sức mạnh của thế lực siêu nhiên. Và đôi khi, chúng ta không thể giải thích được một vài điều kỳ lạ trong cuộc sống của mình. Một cặp vợ chồng đã không hiểu vì sao đồ vật trong phòng ngủ của họ lại di chuyển vào ban đêm. Vì thế, họ đã đặt camera và phát hiện ra điều đáng sợ.
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang