Câu chuyện về vụ phá sản kỳ lạ nhất Nhật Bản: tài sản sau thanh lý nhiều gấp hàng chục lần số nợ

Ngày đăng: 03/04/2018
3,481 Read
231 Share
Sàn giao dịch bitcoin Mt. Gox tuyên bố phá sản vào năm 2014 sau khi để rất nhiều bitcoin tại sàn giao dịch này bị đánh cắp.

Suốt 4 năm qua, cứ 6 tháng một lần, một số khách hàng cũ của sàn giao dịch bitcoin Mt. Gox lại tụ họp trong căn phòng nhỏ tại tòa án ở Tokyo, để nghe những thông tin cập nhật từ Kobayashi Nobuaki - luật sư được chỉ định làm ủy viên của vụ án Mt. Gox.

Số lượng "chủ nợ" của Mt. Gox tham gia cuộc họp này cứ giảm dần theo năm tháng: cuộc họp đầu tiên có hơn 100 người tham gia, trong khi cuộc họp mới diễn ra gần đây chỉ còn khoảng 30 người mà thôi.

Câu chuyện về vụ phá sản kỳ lạ nhất Nhật Bản: tài sản sau thanh lý nhiều gấp hàng chục lần số nợ - Ảnh 1.

Cuộc họp các chủ nợ của Mt. Gox thu hút rất nhiều sự chú ý trong thời kỳ đầu

Vụ việc Mt. Gox phá sản có lẽ là vụ án kinh tế dị thường nhất trong lịch sử tòa án Nhật Bản. Theo như định nghĩa, tình trạng phá sản xảy ra khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, ở thời điểm mà bài viết này được thực hiện, Mt. Gox có thừa tài sản để trả hết nợ của mình, thậm chí còn dư một khoản tiền lớn sau khi thanh toán toàn bộ các khoản nợ nần. Lý do dẫn đến việc này là bởi cơn sốt bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung diễn ra vào năm 2017, dẫn đến giá trị tài sản của Mt. Gox - vốn là bitcoin - cũng tăng phi mã. Hiện tại, lượng bitcoin của Mt. Gox có giá trị lên tới hơn 1,4 tỉ USD.

Tuy nhiên, vấn đề khiến cho vụ án Mt. Gox vẫn còn kéo dài đến bây giờ, và sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một khoảng thời gian nữa, chính là bởi các quy trình liên quan đến tài sản của sàn giao dịch bitcoin này. Làm gì với lượng tài sản khổng lồ mà Mt. Gox để lại? Giải quyết chúng thế nào cho đúng luật?

"Trong lịch sử luật pháp Nhật Bản chưa từng có vụ án nào giống như thế này." - Andy Pag, người đã lập ra một nhóm các chủ nợ mang tên Mt. Gox Legal và đứng ra thuê luật sư riêng đại diện cho nhóm trong các vấn đề pháp lý cho biết. "Tôi tin là chưa từng có vụ phá sản nào như thế này từng diễn ra ở Nhật Bản, hay ở bất cứ một quốc gia nào khác."

Mt. Gox được thành lập vào năm 2010 bở Jed McCaleb, người hiện đang là sáng lập viên của nền tảng giao dịch tiền mã hóa Stellar. Khi ấy, tên miền của sàn Mt. Gox được "kế thừa" từ một dự án trước đó mang tên Magic: The Gathering Online Exchange, cho phép những người chơi Magic: The Gathering có thể trao đổi và mua bán những lá bài của mình. Trên trang chủ của mình, sàn Mt. Gox cho phép người sử dụng có thể rao mua và bán bitcoin, và các giao dịch này nhanh chóng phát triển vượt quá khả năng quản lý của McCaleb. Kết quả là sàn giao dịch Mt. Gox được bán cho Mark Karpelès, một doanh nhân người Pháp đã chuyển qua Nhật Bản sinh sống vào năm 2009.

Câu chuyện về vụ phá sản kỳ lạ nhất Nhật Bản: tài sản sau thanh lý nhiều gấp hàng chục lần số nợ - Ảnh 2.

Mark Karpelès tại Nhật Bản, năm 2017

Đến năm 2014, Mt. Gox đóng vai trò là nơi diễn ra 70% lượng giao dịch Bitcoin trên toàn thế giới, tuy nhiên song hành cùng với sự phát triển của sàn giao dịch này là cả đống vấn đề. Mt. Gox liên tục bị hacker tấn công và đánh cắp bitcoin, thường xuyên "sập sàn" vì mất điện, gặp phải mâu thuẫn với chính phủ Mỹ, và từng dính phải một vụ kiện trị giá 75 triệu USD. Khả năng quản lý yếu kém của Mark Karpelès thậm chí còn trở thành "huyền thoại" trong mắt các nhân viên của gã, khi mà theo lời của một nhân viên tại Mt. Gox thì "Karpelès đã đầu tư một khoản tiền rất lớn để sản xuất một chiếc lò chuyên dụng để làm quiche." (Quiche là tên một loại bánh hết sức phổ biến và nổi tiếng của ẩm thực Pháp).

Tuy nhiên, đầu năm 2014, các khách hàng của sàn giao dịch này bắt đầu phàn nàn rằng họ đã đặt lệnh rút tiền khỏi Mt. Gox nhưng không thấy tiền đâu cả. Sau đó, sàn giao dịch này đóng luôn chức năng rút tiền. Tài khoản Twitter của Mt. Gox cũng "bay hơi". Theo lời của Karpelès, đã có một tên hacker ngày qua ngày đánh cắp lượng bitcoin của Mt. Gox mà không ai hay biết. Kết quả là tới tháng 2 năm 2014, sàn giao dịch Mt. Gox chính thức phá sản, cùng với khoản nợ 64 triệu USD.

Tin Mt. Gox sập sàn khiến cho các khách hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng. "Khi Mt. Gox còn hoạt động, những trải nghiệm giao dịch của tôi hết sức tuyệt vời. Thậm chí kể cả khi Mt. Gox chuẩn bị sập sàn, đây vẫn là sàn giao dịch Bitcoin hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy nhất trên thế giới." - một khách hàng của Mt. Gox tại Minneapolis cho biết.

Câu chuyện về vụ phá sản kỳ lạ nhất Nhật Bản: tài sản sau thanh lý nhiều gấp hàng chục lần số nợ - Ảnh 3.

Công việc chính của Kobayashi là đánh giá tính hợp pháp của các yêu cầu bồi thường đến từ các khách hàng của Mt. Gox, và số lượng khách hàng khổng lồ của sàn giao dịch này dẫn đến việc quá trình đánh giá kéo dài đến tận ngày 25 tháng 5 năm 2016 mới xong. Theo đó, có tổng cộng 24.750 yêu cầu bồi thường được chấp nhận, với tổng giá trị là 45 tỉ yên Nhật (tương đương 432 triệu USD ở thời điểm bấy giờ). Ủy viên chốt giá bitcoin mà các khách hàng cũ của Mt. Gox sở hữu là 483 USD/BTC, theo giá trị Bitcoin ở thời điểm sàn giao dịch phá sản. Đương nhiên, nhiều khách hàng không hài lòng với quyết định này, nhất là ở thời điểm Bitcoin lập đỉnh gần 20.000 USD/BTC vào năm 2017. Một số khác thì cho biết, việc chốt giá bitcoin này có thể sẽ có lợi cho những khách hàng cũ nếu như bong bóng bitcoin vỡ tung trước khi quy trình giải quyết vụ án Mt. Gox kết thúc.

Câu chuyện về vụ phá sản kỳ lạ nhất Nhật Bản: tài sản sau thanh lý nhiều gấp hàng chục lần số nợ - Ảnh 4.

Kolin Burges, một chủ nợ rất tích cực tham gia vào các hoạt động "đòi bồi thường" của Mt. Gox

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, đối với các chủ nợ của sàn giao dịch này thì các thủ tục giải quyết nợ nần của tòa án vẫn chậm chạp một cách kinh hoàng. Một số chủ nợ thậm chí còn bán phá giá phần tài sản nợ mà Mt. Gox đang nợ mình để "gỡ gạc" lại chút tiền, thay vì tiếp tục sống trong cảnh chờ đợi các thủ tục được hoàn tất.

- vị khách hàng đến từ Minneapolis chia sẻ.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu xảy ra những vụ "phá sản ngược" (khi mà quá trình thanh lý tài sản sau phá sản lại mang lại một lượng tiền khổng lồ đủ để trả hết các khoản nợ) trên thế giới. Theo như Melissa B. Jacoby, giảng viên chuyên về luật phá sản tại trường Đại học North Carolina, đã từng có một số vụ phá sản tương tự Mt. Gox diễn ra trong quá khứ. Chẳng hạn như ở thập niên 90 của thế kỷ trước, tập đoàn New Valley tại New Jersey tuyên bố phá sản và tiến hành bán đấu giá Western Union. Kết quả của cuộc bán đấu giá này là giá trị của Western Union lên tới 1,153 tỉ USD, mang về cho New Valley số tiền đủ lớn để thanh toán sạch mọi khoản nợ nần. Hay như vào năm 2011, tập đoàn Nortel Networks đến từ Canada tuyên bố phá sản và trong số tài sản thanh lý có một bằng sáng chế với giá trị ước tính là 900 triệu USD. Tuy nhiên việc bán đấu giá bằng sáng chế này đã mang về số tiền là 4,5 tỉ USD, gấp 5 lần giá trị ước tính. Số tiền này sẽ được dùng để trả nợ, và tháng 1 vừa qua tòa án đã chấp thuận kế hoạch thanh toán các khoản tiền cho các chủ nợ.

Câu chuyện về vụ phá sản kỳ lạ nhất Nhật Bản: tài sản sau thanh lý nhiều gấp hàng chục lần số nợ - Ảnh 5.

Quay trở lại với vụ án Mt. Gox, có lẽ sẽ còn rất lâu nữa những chủ nợ nói trên mới có thể nhận lại được...

3,481 Read
231 Share
(347)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang