Đây là trường học duy nhất không tiếp nhận hồ sơ của nữ giới
Trường cao đẳng Morehouse Georgia, USA
Morehouse là trường đại học có quy định không tiếp nhận những hồ sơ nhập học của phái nữ. Vào năm 1867, Morehouse chỉ gồm một nhóm sinh viên nam da đen mà thôi. Lí do trường học này nghiêm cấp phụ nữ vì mong muốn để cho nam sinh tập trung vào việc học hành nghiên cứu mà không bị phân tâm.
Morehouse là trường học duy nhất chỉ dành cho nam sinh trong khi đó ở Mỹ có tới 50 trường cao đẳng dành cho nữ sinh.
Ả Rập Xê Út
Nếu bạn (phái nữ) đang có ý định đi du lịch tại đất nước Ả Rập Xê Út thì phải suy nghĩ lại vì người ta đã đưa ra lời cảnh báo răng để đặt chân đến được đất nước này còn khó hơn là lên Sao Hỏa. Tính đến năm 2010, thị thực du lịch nước này không hề tồn tại, và thị thực dành cho kinh doanh và thăm gia đình khét tiếng khó xin, đặc biệt đối với người Mỹ.
Nguyễn Phương Mai trong cuốn “Con đường Hồi giáo” cũng đã từng đề cập đến vấn đề này trong những trang viết của mình. Cô viết: “Tám tháng trước khi lên đường, công cuộc xin Visa Saudi của tôi bắt đầu. Saudi không xuất thị thực cho khách du lịch. Đất nước đóng cửa hoàn toàn. Chỉ có hai nhóm người có thể nhập cảnh Saudi: công việc và tín đồ hành hương”.
Đất nước Ả Rập Xê Út nơi mà người phụ nữ không có bất kỳ một quyền hạn nào
Ngoài vấn đề xin visa vô cùng khó khăn, phụ nữ muốn nhập cảnh vào đất nước này phải có đàn ông bảo hộ. Chẳng thế mà một người bạn của Nguyễn Phương Mai đã nói cho cô biết rằng: “Phụ nữ ở Saudi không được phép lái xe, đi khám bệnh phải được đàn ông trong nhà cho phép, ra ngoài đường phải có đàn ông đi cùng. Cô em đặt chân đến sân bay mà không có người ra đòn thì có visa cũng đừng hòng được nhập cảnh”.
Đền Haji Ali Dargah, Mumbai, Ấn Độ
Xuất hiện từ thế kỷ 15, Haji Ali là một biểu tượng nổi tiếng nhất về tôn giáo Ấn Độ để vinh danh thánh Pir Haji Ali Bukhari.
Mỗi ngày có gần 20.000 du khách tứ phương đến đây để thăm viếng mộ thánh Pir Haji Ali Bukhari linh thiêng bậc nhất trên thế giới này.
Tuy nhiên đến tháng 7/2012, nơi này đã ban ra lệnh cấm không cho phụ nữ đặt chân vào viếng mộ thánh. Ngay sau khi lệnh được ban bố, đã có rất nhiều tổ chức phụ nữ lên tiếng phản đối nhưng chính quyền vẫn không chịu bác bỏ luật cấm này.
Mặc dù nhiều tổ chức trên thế giới đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ lệnh cấm vận nhưng đến nay đền Haji Ali Dargah vẫn không cho bất kỳ người phụ nữ nào được phép "bén mảng" tới
Đến tháng 11/2012, việc lên án phản đối về sự phân biệt chủng tộc đã lan truyền mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức bảo vệ quền phụ nữ đã đứng ra lên tiếng và bảo vệ nữ quyền những vẫn không có kết quả. Chính quyền New Delhi từ chối can thiệp vào vấn đề tôn giáo, vì vậy cho đến nay thì lệnh cấm phụ nữ vào thăm viếng đền Haji Ali Dargah vẫn còn hiệu lực.
Núi Athos, Hy Lạp
Athos được mệnh danh là “núi thiêng” ở đất nước Hy Lạp. Nó được bao quanh bởi núi non và bán đảo ở Macedonia. Núi Athos có tới gần 20 nhà thờ - nơi những tu sĩ là đàn ông đang ở đây.
Từ năm 1040, hoàng đế Hy Lạp đã chính thức biến núi Athos thành vùng đất chỉ dành riêng cho dòng tu nam theo đạo Thiên Chúa. Các tu sĩ Thiên Chúa giáo đang tu hành tại đây đưa ra quan niệm rằng với sự hiện diện của nữ giới sẽ làm cản trở hành trình khai sáng tâm linh của họ, khiến cho các đạo sĩ bị xao nhãng con đường đến với Chúa. Vì vậy, một lệnh cấm vận đối việc phụ nữ không được đặt chân đến đã được ban bố. Thậm chí, cả đàn ông không có râu hay tất cả động vật thuộc giống cái cũng không được phép đến đây.
Núi Athos được mệnh danh là "núi thiêng" của đất nước Hy Lạp
Chỉ có đàn ông mới được phép đến thăm núi Athos, được tham dự các buổi lễ, ăn cơm trưa cùng với các tu sĩ và thậm chí có thể ở lại qua đêm tại một trong những tu viện. Các du khách nữ chỉ có cách ngắm những ngọn đồi và những tu viện cổ xưa từ khoảng cách xa, khi ở trên du thuyền.
Du khách muốn đến tham quan “vương quốc đàn ông” phải làm thủ tục ở Bộ Ngoại giao Hy Lạp hết sức phức tạp. Được phép lên đảo rồi du khách vẫn bị cảnh sát kiểm tra giới tính bằng cách kiểm tra ngực. Vì vậy tỉ lệ nữ giới dù tìm đủ mọi cách cải trang để “trà trộn” vào đây nhưng vẫn không thành công.
Năm 2003, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết phản đối sự phân biệt giới tính tại đây những lệnh cấm vận đối với phụ nữ tại đỉnh Athos vẫn còn hiệu lực.
Tu viện Vatopedi nơi chỉ có nam giới tu hành trên núi Athos
Đền thờ đạo Hindu tại Ấn Độ và Bali ở Indonesia
Những đền thờ đạo Hindu không cấm vận hoàn toàn đối với phụ nữ mà chỉ là nghiêm cấm phụ nữ lui tới đền thờ vào thời điểm “đèn đỏ” mà thôi. Theo những người thuộc đạo giáo Hindu, những phụ nữ đang “đến kỳ” thường bị xem là không sạch sẽ, là ô uế nên bị cấm lui đến khu vực linh thiêng như đền thờ.
Phụ nữ đến kỳ "đèn đỏ" không được phép đến chốn linh thiêng này
Lệnh cấm này cũng nhận lấy sự phản đối của tổ chức liên hiệp phụ nữ trên thế giới nhưng nhiều đền thờ tại Ấn Độ và Indonesia vẫn áp dụng triệt để cho đến nay.
Núi Omine, Nhật Bản
Từ năm 2004, UNESCO đã bình chọn ngọn núi Omine là di sản thiên nhiên Thế giới. Tuy nhiên, hơn 1.300 năm qua, đây vẫn chỉ là “thánh địa” dành riêng cho đàn ông, còn phụ nữ không được “bén mảng” tới. Bởi trên ngọn núi Omine có một ngôi đền Phạt giáo, nơi dành cho nam giới tu hành. Theo họ việc xuất hiện các “bóng hồng” tại đây sẽ khiến cho các vị sư trên chùa này bị phân tâm, xao nhãng làm ảnh hưởng đến quá trình tu thành chín quả.
Việc xuất hiện phụ nữ trên núi Omine sẽ khiến cho các vị sư đang tu hành bị phân tâm, xao nhãng nên lệnh "cấm vận" phụ nữ đã được ban bố
Mặc dù từ năm 1872, lệnh cấm phụ nữ xuất hiện tại các ngọn núi trên Nhật Bản đã được chính phủ Nhật Bản ban hành các lệnh gỡ bỏ nhưng các vị sư và quản lý núi Omine vẫn “làm ngơ” trước sắc lệnh trên.
Quá tức giận, những nhóm bảo vệ quyền lợi nữ giới đã ra sức vận động chính quyền và LHQ để ngăn đỉnh núi Omine được đưa vào danh sách di sản thế giới, nhưng kết quả cuối cùng thì nó vẫn được đưa vào danh sách và phụ nữ thì vẫn bị cấm đặt chân vào đây.
Lăng mộ và nhà thờ Pir Haji Ali Burkhari
Để vinh danh một thường gia có tên là Pir Haji Ali Burkhari có công lớn trong việc đi tìm thánh địa Mecca, sau khi ông mất đã lập lăng mộ và nhà thờ mang tên ông. Những năm đầu, khu tưởng niệm này vẫn là nơi dành cho tất cả mọi người, không phân biệt địa vị, tôn giáo hay giới tính đến tham qua. Nhưng đến năm 2012, một luật mới về việc cấm phụ nữ tới khu bảo tồn đã được ban bố và tồn tại cho đến nay.
Lệnh cấm phụ nữ đặt chân đến lăng mộ Pir Haji Ali Burkhari được ban bố vào năm 2012
Có thể nói, lệnh cấm vận không cho phép phụ nữ đặt chân đến những thiên đường được coi là “thánh địa đàn ông” đã để lại sự tổn thương vô cùng lớn đối với phái nữ trên toàn thế giới. Bởi trong xã hội hiện nay, khi mà quyền bình đẳng giới đã được bảo vệ thì không có lí do gì lại tồn tại những “điều luật” vô lý đến như vậy?
DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: internet)