Kho báu trong những ngôi mộ đế vương Trung Hoa từ lâu đã được coi như "mục tiêu đổi đời" cho không ít kẻ hành nghề trộm mộ. Đây cũng là lý do khiến những lăng mộ này phần lớn đều bị xâm phạm, thậm chí còn bị oanh tạch nhiều lần.
Cho tới ngày nay, công cuộc tìm kiếm cổ mộ dường như đã trở thành cuộc đua giữa những "kẻ đi đêm" mang mong ước để đổi đời và những nhà khảo cổ với mong muốn gìn giữ giá trị văn hóa ngàn xưa.
Trong cuộc chạy đua ấy, có không ít người đã dành cả đời để tìm kiếm một ngôi mộ nổi tiếng ẩn chứa một "thần khí" vẫn ngủ yên dưới lòng đất hàng ngàn năm qua. Đó chính là nơi an nghỉ bí mật của Triệu Vũ Vương Triệu Đà.
Triệu Đà và lăng mộ bí ẩn "bốc hơi" khỏi dương gian
Tượng Triệu Đà đặt tại Trung Quốc. (Ảnh: Nguồn Internet).
Đối với Việt Nam nói riêng, Triệu Đà vẫn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử nước nhà. Nhưng tại Trung Quốc, đây là một nhân vật "có tiếng".
Tiếng tăm của nhân vật này không chỉ xuất phát từ việc ông từng là viên tướng dưới tay Tần Thủy Hoàng, mà còn bắt nguồn từ lăng mộ ẩn chứa kho báu vẫn nằm yên dưới lòng đất suốt hàng ngàn năm qua.
Sinh thời, Triệu Đà vốn là một tướng lĩnh dưới thời nhà Tần, từng phụng mệnh Tần Thủy Hoàng đi chinh phạt Bách Việt.
Khi Tần triều diệt vong, Triệu Đà ly khai và thành lập nước Nam Việt, tự mình xưng đế. Sau này, ông bỏ việc xưng đế, quy phục nhà Hán, sử quen gọi là Triệu Vũ Vương.
Sử cũ có ghi Triệu Đà sống tới hơn trăm tuổi mới tạ thế. Vương vị của ông được truyền lại cho người cháu ruột là Triệu Muội.
Tương truyền rằng, Triệu Đà khi còn sống từng thu thập được một lượng lớn trân kỳ dị bảo. Đặc biệt, ông còn sở hữu bảo vật trấn quốc mang tên "Dương Toại Châu".
Theo nhiều giai thoại truyền lại, "Dương Toại Châu" là bảo bối có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời để tự tạo ra lửa. Vào thời đại bấy giờ, ai sở hữu loại thần khí ấy ắt có thể xưng bá trên chiến trường.
Tới khi Triệu Đà qua đời, toàn bộ số kho báu cùng bảo vật trấn quốc ấy cũng theo chủ nhân xuống lòng đất tựa như đã "bốc hơi" khỏi dương gian.
Lúc sinh thời, Triệu Đà từng chứng kiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng trở thành mục tiêu liều mạng của không ít mộ tặc. Rút kinh nghiệm từ bài học xương máu trong việc xây cất nơi an nghỉ, ông đã truyền lại di nguyện cho con cháu phải giữ kín tung tích ngôi mộ của mình.
Sử sách ghi lại, vào ngày an táng Triệu Đà, cháu ruột ông đã chuẩn bị nhiều chiếc xe tang, cùng lúc đi ra bốn cửa thành để chôn cất ở những nơi khác nhau. Đó cũng là lý do tung tích mộ thật của Triệu Đà đến nay vẫn là một câu hỏi lớn đối với hậu thế.
Hậu thế tin rằng lăng mộ bí ẩn của Triệu Đà có cất giấu kho báu đáng giá cả cơ nghiệp. (Tranh minh họa).
Mặc dù suy đoán của những nguồn sử liệu về ngôi mộ Triệu Đà không giống nhau, nhưng phần lớn giả thiết của các sử gia đều hướng vùng đất Quảng Đông và Quảng Châu (Trung Quốc) ngày nay.
"Quảng Đông thông chí" thời nhà Minh từng ghi lại: "Mộ Triệu Đà nằm cách huyện Đông 8 dặm về hướng bắc, tại Vũ Sơn". "Quảng Châu chí" thời nhà Tấn lại khẳng định: Nơi an nghỉ của Triệu Đà nằm ở "thành Bắc,...