ảnh minh họa
Theo đó, câu chuyện về thầy giáo Bùi Nam đưa ra đề xuất giải tán tất cả các Phòng Giáo dục cấp quận, huyện nhằm tinh giản biên chế đang gây nhiều chú ý trong ngành giáo dục cả nước.
Cụ thể, thầy Bùi Nam phân tích ngõ ngách của vấn đề như sau:
Hiện, lực lượng cán bộ quản lý chỉ tính riêng từ mầm non đến THPT (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ Phòng/ Sở) trên giáo viên đứng lớp là khá lớn: Mầm non là 35.833/132.294 viên chức (chiếm 27,08%), tiểu học 35.010/363.249 (chiếm tỉ lệ 9,64%), THCS là 24.627/207.085 (chiếm 11,9%), THPT là 8.351/119.826 (chiếm gần 7%).
Cả nước có 698 đơn vị hành chính cấp huyện, mỗi phòng có trên dưới 10 người, nếu tinh giản hoặc điều chuyển thì mục tiêu 10% sẽ không thành vấn đề…
Do đó, một trong những giải pháp để tinh giản biên chế đó là:
Một là, giải tán các Trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp và dạy nghề. Nên chuyển các học viên về trường cấp trung học phổ thông, giải thể các trung tâm trên cũng là cách tinh gọn bộ máy, giảm biên chế,
Hai là, mỗi xã chỉ nên bố trí một hiệu trưởng. Nên gom về một đầu mối chỉ còn một trường mầm non – tiểu học – trung học cơ sở do một hiệu trưởng quản lý, điều hành chung.
Ba là, giải tán các phòng Phong Giáo dục ở các huyện, thành thị trong cả nước. Việc các Phòng Giáo dục xen vào quá nhiều việc của các trường trong việc tài chính, chuyên môn… khiến cho công việc chậm chạp, chồng chéo, bất cập như bảng lương giáo viên, phụ cấp, hay các quyết định nâng lương, nâng lương trước niên hạn, duyệt tăng giờ, tăng buổi…
Phải mạnh dạn giao quyền tự chủ cả về chuyên môn, tài chính, các quyết định khác cho hiệu trưởng các trường để hiệu trưởng có đầy đủ về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ…
Thừa nhận, Quản lý giáo dục của ta hiện nay quá nhiều tầng nấc trung gian, gián tiếp. Điều đó đã trói chân, trói tay các nhà trường, khiến cho các nhà trường không thể sáng tạo, không thể đổi mới. Thậm chí, giáo viên biệt phái làm việc ở Phòng Giáo dục trong vai trò là chuyên viên đều tự cho mình cái quyền chỉ đạo các nhà trường chứ chưa nói đến cán bộ, công chức của Phòng.
Hơn nữa, lâu nay người ta hay nói đến quyền tự chủ của nhà trường. Nên chuyện giáo viên bầu Hiệu trưởng rất đúng đắn trong mọi trường hợp. Nhiệm kỳ là vấn đề cần đặt ra, nhưng có thể không giới hạn số nhiệm kỳ nếu có một Hiệu trưởng xứng đáng luôn được tín nhiệm qua bầu cử.
Tức là, cần phải có người Hiệu trưởng có tài, có tâm, có trách nhiệm với nghề “trồng người” thì...