Các thí sinh tại Hà Nội tham dự một kỳ thi tuyển sinh trong năm 2017.
Trong năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014.
Vậy kỳ thi sẽ có gì khác so với năm 2017?
Theo đó, Thông tư hiện hành chỉ quy định: “Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển”, tuy nhiên dự thảo sửa đổi, bổ sung thêm là: “Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lại nhấn mạnh: “Việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn”.
Đặc biệt, dự thảo quy định chặt hơn về quy định tuyển thẳng và chế độ ưu tiên: “Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT” – dự thảo sửa đổi, bổ sung nêu rõ. Điều này có nghĩa là chỉ tuyển thẳng các em học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay.
Bên cạnh đó, quy định về tuyển thẳng và chế độ ưu tiên trong dự thảo bổ sung thêm quy định: “Sở Giáo dục và Đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên. Mức chênh lệch điểm cộng thêm thang 10 điểm, giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10”.
Trong công văn gửi các Sở Giáo dục, Các trường Đại học, Học viện… Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc tổ chức các bài thi, môn thi trong phương án thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019 và 2020 sẽ giữ ổn định như năm 2017.
Tuy nhiên, từ năm 2021 trở đi các bài thi, môn thi sẽ được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ...