Tiêu chuẩn phong GS, PGS: Quan trọng là chất lượng công trình khoa học

Ngày đăng: 14/03/2018
3,760 Read
312 Share
Tiêu chuẩn để công nhận GS, PGS vẫn đang được bàn luận với các góc nhìn đa chiều. GS.TSKH Đào Trọng Thi – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận định, tiêu chuẩn GS, PGS của Việt Nam mang nặng yêu cầu số lượng, hình thức, thủ tục, mà không quan tâm đầy đủ đến chất lượng.

Tiêu chuẩn phong GS, PGS: Quan trọng là chất lượng công trình khoa học - Hình 1 

Chuyên gia làm việc tại Viện nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tiêu chuẩn phong GS, PGS: Quan trọng là chất lượng công trình khoa học - Hình 2

GS.TSKH Đào Trọng Thi – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

- Tiêu chuẩn GS tưởng là dễ, nhưng thực ra nhiều nhà khoa học kêu khó quá, thậm chí có những người Việt ở nước ngoài tài năng thực sự, nhưng nếu xét đăng ký theo tiêu chuẩn của Việt Nam sẽ không đạt. Bởi yêu cầu của Việt Nam có nhiều nội dung không cần thiết và thế giới chẳng quan tâm.

Theo tôi, vấn đề hiện nay là chúng ta phải đưa ra được các yêu cầu phù hợp với mục đích phong GS, PGS để làm gì, trách nhiệm của GS, PGS ra sao, đó mới là điều quan trọng. Còn nếu đưa ra tiêu chí khó, nhưng không phục vụ mục đích công việc thì chẳng để làm gì. Nếu cứ làm như thế, những tài năng xuất sắc sẽ bị loại, còn những người làng nhàng lại đạt tiêu chuẩn.

Vậy nên, cần phải trên cơ sở các chuẩn mực, quy trình xét công nhận GS, PGS theo hướng nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế, tốt nhất nên theo tiêu chuẩn quốc tế. Tất nhiên không phải sao chép hoàn toàn mà phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Đó là công trình khoa học. Vấn đề là chất lượng của công trình chứ không phải số lượng. Chất lượng được cụ thể hoá bằng việc được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, nằm trong hệ thống ISI, S-Coups. Số lượng công trình công bố quốc tế cũng cần cân nhắc quy định cho phù hợp với từng lĩnh vực. Hiện nay, ngành Toán và lĩnh vực Khoa học tự nhiên đang áp dụng yêu cầu công bố quốc tế; với các lĩnh vực khác, công bố quốc tế là yêu cầu khó, cần có lộ trình và mức độ thực hiện. Còn nếu yêu cầu ngay năm tới phải thực hiện sẽ dẫn đến một số ngành không còn ai đạt tiêu chuẩn GS, PGS. Tất nhiên, đi kèm với công trình công bố quốc tế là phải được ứng dụng vào thực tiễn ở các mức độ khác nhau. Có công trình nhấn mạnh yếu tố ứng dụng, có công trình nhấn mạnh yếu tố sáng tạo về mặt khoa học.

- Trước hết, GS, PGS là chức vụ, vị trí việc làm. Nhà nước đã quy định trong hệ thống đào tạo, GS, PGS có trách nhiệm phải làm những công việc có tính chuyên môn và trình độ khoa học cao mà những người chưa phải GS, PGS khó có thể thực hiện. Và đương nhiên, chức vụ, vị trí việc làm của GS, PGS phải gắn liền với chế độ chính sách. Hiện nay, chế độ chính sách dành cho GS, PGS còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Theo tôi thì chưa nên, ít nhất là trong hoàn cảnh hiện tại với hai lý do. Một số cơ sở giáo dục đại học (ĐH) ở Việt Nam có nhiều GS, PGS trình độ giỏi, có thể thẩm định được nghiêm túc và chính xác năng lực, trình độ của cán bộ mình. Nhưng có những trường lại thiếu GS, PGS, nếu giao cho họ tự thẩm định, đánh giá lại không được. Trường hợp, nếu giao cho các trường tự làm, cách tiếp cận và hiểu về tiêu chuẩn, việc thẩm định và mức độ nghiêm túc có sự chênh lệch lớn giữa các trường. Điều này có thể dẫn đến chất lượng GS, PGS của các cơ sở đào tạo khác rất khác nhau. Thực tế, đã có trường hợp bị Hội đồng Chức danh GS Nhà nước đánh trượt, nhưng về trường lại tự phong. Hiện tượng này không được công...

3,760 Read
312 Share
(375)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang