Thủ khoa không có việc làm, sao mơ đến chuyện ‘học sinh ưu tú vào ngành sư phạm’

Ngày đăng: 04/01/2018
2,505 Read
166 Share
’Sinh viên ra trường mà thất nghiệp thì làm sao mà khuyến khích được học trò thi vào ngành sư phạm’, ông Khuyến khuyến cáo.

Thủ khoa không có việc làm, sao mơ đến chuyện ‘học sinh ưu tú vào ngành sư phạm’ 

Thủ khoa không có việc làm, sao mơ đến chuyện “học sinh ưu tú vào ngành sư phạm” (Ảnh minh họa: Nguồn VTV.vn)

Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra vào ngày 27/12/2017 đã một phần nào giải đáp được những băn khoăn của dư luận khi đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc đào tạo nhân lực ngành sư phạm trong những năm tới.

Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh: “Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng.

Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp”.

Về vấn đề này, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, muốn sinh viên ưu tú nhất vào học ngành sư phạm thì trước tiên chúng ta phải đảm bảo hai điều kiện:

Một là, phải đảm bảo sinh viên tốt nghiệp sư phạm có việc làm.

Hai là, chế độ đãi ngộ giáo viên phải thực sự xứng đáng đặc biệt là đối với các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

“Sinh viên ra trường mà thất nghiệp thì làm sao mà khuyến khích được học trò thi vào ngành sư phạm”, ông Khuyến khuyến cáo.

Từ đó, ông Khuyến nêu ví dụ, năm 2017 vừa qua, điển hình là câu chuyện về nữ thủ khoa Bùi Thị Hà vinh dự là 1 trong 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm 2016.

Nhưng hơn một năm sau khi tốt nghiệp em vẫn thất nghiệp. Trong lúc chờ có chỉ tiêu tuyển giáo viên, Hà ở phu giúp mẹ chăn lợn, bán rau quả ngoài chợ.

Đây là một thực tế cho thấy, khi nào đảm bảo sinh viên sư phạm tốt nghiệp đều có việc làm thì hãy nói đến chuyện “học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất”.

Với tình hình hiện nay, thủ khoa còn không có cơ hội việc làm thì chuyện “sinh viên ưu tú vào ngành sư phạm” là khó khả thi.

Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Thu Hương – giảng viên khoa Tiểu học (trường Đại học sư phạm Hà Nội) cho rằng:

“Người giỏi, người ưu tú luôn cần thiết trong tất cả các ngành, lĩnh vực chứ không chỉ riêng ngành sư phạm.

Mặc dù, sư phạm là ngành đào tạo nhưng thực tế là, không phải người giỏi thì sẽ biết cách dạy, dạy một cách dễ hiểu. Muốn trở thành giáo viên thì người đó phải có khả năng nắm bắt tâm lý học sinh và có khả năng diễn thuyết tốt chứ nghề giáo...

2,505 Read
166 Share
(277)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang