Cách chế biến snack khói - món ăn vặt giới trẻ đang săn lùng - Nguồn: YouTube
“Snack khói” - nhả khói thông qua đường mũi giống như hút thuốc lá
Những người có tâm hồn ăn uống, hẳn sẽ đang tìm mua một món ăn vặt mới xuất hiện trong mùa nắng nóng này chính là “snack khói”. Ngoài cái lên lạ thì snack khói đang đánh thức bao tử của mỗi người khi cắn một miếng là khói phà ra nghi ngút kèm theo hơi lạnh tỏa ra từ miệng và mũi mang cảm giác thích thú. Ngon hay dở thì tùy cảm nhận của mỗi người nhưng từ khóa “snack khói” đang được mọi người chia sẻ với nhau để trải nghiệm thưởng thức.
Nhìn sơ qua những viên snack khói có cảm giác như nóng hổi nhưng khi đưa vào miệng nhai thì có cảm giác rất mát lạnh - Ảnh: Internet
Snack khói có nhiều vị: mặn, béo béo, chua chua, ngọt ngọt và giòn tan. Nhìn sơ qua những viên snack khói có cảm giác như nóng hổi nhưng khi đưa vào miệng nhai thì có cảm giác rất mát lạnh. Snack khói là một món ăn vặt mới lạ, hợp thời tiết oi bức hiện nay được ăn một cốc snack là tê cả người còn gì sảng khoái bằng, không khó để hiểu vì sao khách đang tìm mua chúng ồ ạt. Món này đang khuynh đảo Hà Nội 29 ngàn/ phần và Sài Gòn 27 ngàn /phần.
Snack khói thực ra được chế biến từ khí nitơ lỏng phủ bên ngoài nhưng viên snack nhiều màu sắc thông qua hiện tượng đông kết nhanh. Khói bay ra khi nhai chính là do nitơ ở dạng khí và rất mát lạnh. Cho nên, món ăn này sau khi chế biến xong phải ăn ngay vì để sau vài phút chúng sẽ bay hơi mất, để lâu hơn sẽ bị tan chảy.
Thực chất có an toàn?
Snack khói vừa thổi vừa ăn đang mê hoặc bao tử nhiều người - Ảnh: Internet
Bên cạnh những người ghiềm ăn món độc lạ này thì cũng không ít người tỏ ra nghi ngại về độ an toàn của snack khói. Theo Wikipedia, Nitơ lỏng được sản xuất công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Nó là một chất lỏng trong suốt, không màu. Ở áp suất khí quyển, nitơ lỏng sôi ở nhiệt độ 77 K (-196 °C, -321 °F) và là một chất lỏng đông lạnh có thể gây đóng băng nhanh chóng khi tiếp xúc với mô sống, có thể dẫn đến bị tê cóng…
Những viên snack được phủ khí nitơ lỏng thông qua hiện tượng đông kết nhanh - Ảnh: Internet
Được biết, Nitơ lỏng được sử dụng phổ biến để pha chế một số loại cocktail cầu kỳ, nitơ lỏng còn được thêm vào đồ uống… để làm chất đông kết nhanh và tạo làn khói xám mờ huyền ảo. Tuy nhiên, GS Peter Barham, Khoa Vật lý trường Đại học Bristol nhấn mạnh: “Ni tơ lỏng có thể được sử dụng an toàn trong việc chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, vì chất này không an toàn khi ăn nên phải hết sức cẩn thận để đảm bảo là nitơ lỏng đã bay hơi hết trước khi phục vụ bất kỳ món ăn hoặc đồ uống nào được chế biến với chất này. Vì chất này nếu sử dụng không đúng có thể gây ra bỏng lạnh nghiêm trọng và khi đồ uống đã bay hơi hết khí nitơ, nó sẽ ít gây hại hơn”.
Theo Telegraph, một cô gái tên Gaby Scanlon, đến từ Heysham từng bị phản ứng phụ nặng sau khi uống thứ cocktail Jagermeister được pha với nitơ lỏng để tạo “hiệu ứng tỏa khói” trong lễ sinh nhật thứ 18. Cô đã bị phản ứng phụ nặng như khó thở, đau bụng dữ dội và được đưa đến bệnh viện sau đó để cấp cứu với chẩn đoán bị thủng dạ dày phải mổ cấp cứu để cắt dạ dày.
THÙY ĐAN (Tin8)