Sài Gòn là đất ăn chơi, nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của không chỉ mọi vùng miền ở Việt Nam mà còn của các quốc gia lân cận như Campuchia, Trung Quốc. Hủ tíu Nam Vang và mì khô thập cẩm là hai trong số đó. Hủ tíu có xuất xứ từ Phnom Penh (Campuchia), được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước. Ban đầu hủ tiếu Nam Vang chỉ có nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, món ăn dần được Việt hóa.
Nguyên liệu chính để nấu món ăn là hủ tiếu dai, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó, người ta trụng sơ mì với nước dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, người nấu có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... nhưng nhất thiết phải có thịt băm mới làm nên đặc trưng của món ăn này.
Còn mì thập cẩm lại là món ăn của người Hoa, đặc biệt quen thuộc với những gia đình người Hoa ở quận 5. Món này ăn nước hay khô đều được, nhưng món khô lại cầu kỳ hơn về nguyên liệu và gia vị, do đó cũng được nhiều người yêu thích hơn. Món ăn được trộn từ tôm, mực, cá viên, thịt heo, phèo, gan, cật... đặt vào một tô riêng để giữ độ nóng, có thể thêm cải chua, dưa giá cho đỡ ngán.
Tuy nhiên, phần ngon nhất của món này phải kể đến sợi mì. Thay vì cọng to hoặc dẹp như thông thường, loại sợi để làm mì khô thập cẩm thường nhỏ, dai mềm, có chút giòn và không bở ngay cả khi chan với nước lèo, sợi mì được trộn đều với nước sốt ngọt ngọt. Món ăn thường...