Phát triển văn hóa đọc: Xem xét đổi mới phương pháp dạy học

Ngày đăng: 26/02/2018
2,961 Read
173 Share
Theo các chuyên gia giáo dục, ngay từ cấp học tiểu học, việc giáo dục, phát triển văn hóa đọc cho các em học sinh là rất cần thiết để từ đó phát triển khả năng tự đọc và học tập sau này.

Phát triển văn hóa đọc: Xem xét đổi mới phương pháp dạy học 

ảnh minh họa

Để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường trước hết phải có sự thay đổi nhận thức về vai trò của việc đọc và thư viện trường học trong hoạt động giáo dục, đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện.

Thư viện không chỉ là nơi giữ sách hay chỉ đến mượn sách về nhà đọc mà còn là không gian cần thiết để tổ chức các hoạt động học tập, đọc, giao lưu thảo luận, trò chơi…

Theo cô Đào Vân Hồng, Trường THPT Hà Nội – Amsterdam, để các thư viện trường học thực sự trở thành nơi có môi trường văn hóa đọc phát triển, các thư viện trường học phải thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được đặt ra như: Thư viện có vốn tài liệu phong phú; có khả năng cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, các sách báo cần thiết khác góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và học sinh.

Thạc sĩ Trần Thị Kim Toàn, thư viện trường THCS Hạ Đình, Hà Nội cho hay, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc và hứng thú đọc trong các thư viện trường tiểu học, công tác phục vụ bạn đọc cần được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa, thân thiện và gần gũi hơn trong môi trường giáo dục tiểu học.

Đây là bước đi góp phần nâng cao công tác giáo dục trong hệ thống các trường tiểu học ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Cũng theo bà Toàn, hoạt động khuyến đọc chỉ có thể thành công nếu có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; sự tham gia phối hợp chặt chẽ và chủ động của các giáo viên trong trường, nhân viên thư viện, phụ huynh; học sinh cần được tạo thời gian và được hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc và được khuyến khích tham gia các hoạt động về những điều đã đọc.

Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác quản lý thư viện trường học; tăng cường công tác truyền thông về văn hóa đọc trong cộng đồng; đổi mới tổ chức hoạt động thư viện trường học gắn liền với đổi mới phương thức dạy và học…

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Vương- Công ty cổ phần xuất bản và giáo dục Quảng Văn cho rằng, để trẻ ham đọc sách thì trước hết người lớn, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần phải là tấm gương cho trẻ. Trong gia đình nếu cha, mẹ thường xuyên đọc sách sẽ tự nhiên tạo cho con thói quen này.

Bên cạnh các mô hình đã được triển khai trong thư viện nhà trường (thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện góc lớp…) từ trước tới nay, mô hình đọc có hướng dẫn hiện đang được xem là một trong những giải pháp phát huy hiệu quả thư viện trường học ở Việt Nam.

Đây là mô hình phát triển năng lực đọc được áp dụng rất phổ biến...

2,961 Read
173 Share
(268)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang