Phải thay đổi cách dạy tiếng Anh

Ngày đăng: 02/01/2018
2,433 Read
173 Share
Từ việc Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 không đạt mục tiêu (Báo ngày 30-12), sinh viên, giảng viên và chuyên gia giáo dục nhìn nhận lại cách dạy tiếng Anh trong nhà trường hiện nay.

Phải thay đổi cách dạy tiếng Anh 

ảnh minh họa

Và điểm chung của những ý kiến này là chương trình đào tạo tiếng Anh trong trường học hiện nay nặng về ngữ pháp, thời gian đào tạo ít, không có môi trường thực hành nghe – nói, sĩ số lớp đông…

“Điệp khúc” ngữ pháp

Bạn N.N.B. – sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – kể thời phổ thông và ngay cả ĐH, học và thi tiếng Anh ở trường chỉ là để đối phó.

Theo B., thời phổ thông, giáo viên chủ yếu dạy ngữ pháp, hầu như không có bất kỳ hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp nào. 

“Vào ĐH, thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh, tôi học lớp tiếng Anh căn bản trong chương trình đào tạo của trường vì mất căn bản. Lớp đông, giảng lý thuyết nhiều nên tôi không tiếp thu được bao nhiêu. 

Đến năm 4, phải tích lũy đủ 10 tín chỉ tiếng Anh để tốt nghiệp nên tôi tiếp tục đăng ký học. Cũng có bạn học ở trung tâm ngoại ngữ bên ngoài và nộp chứng chỉ quốc tế cho trường. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện học ở trung tâm” – B. kể thêm.

Tương tự, Nguyễn Minh Trí – sinh viên Trường ĐH Sài Gòn – cho biết việc học tiếng Anh của bạn từ phổ thông, ĐH tập trung vào “điệp khúc” ngữ pháp. 

“Ở phổ thông, kiến thức tiếng Anh chủ yếu tập trung vào ngữ pháp. Để thi ĐH cũng luyện ngữ pháp. Chương trình tiếng Anh không chuyên, chuyên ngành bậc ĐH cũng tập trung nhiều vào… ngữ pháp mà ít thực hành giao tiếp. 

Thời gian học chỉ có 6 tín chỉ Anh văn không chuyên và 6 tín chỉ Anh văn chuyên ngành. Môi trường thực hành kỹ năng hạn chế. Mỗi tuần học hai buổi nhưng lớp khá đông nên thời gian thực hành giao tiếp cũng rất ít” – Trí .

Trong khi đó, một sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết vì mất kiến thức căn bản bậc phổ thông nên việc học tiếng Anh ở bậc ĐH là “cực hình”. Dù đã hoàn thành chương trình đào tạo hơn một năm nhưng vẫn chưa thể nhận bằng tốt nghiệp vì vướng đầu ra tiếng Anh… 

Ở góc độ khác, giảng viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nói đầu vào ngoại ngữ của sinh viên yếu trong khi thời gian dành cho tiếng Anh quá ít nên khó có kết quả tốt. 

“Hầu hết các lớp học tiếng Anh có sĩ số trên 35 sinh viên nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp là không khả thi. Chúng ta kêu gọi giảng viên thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng rất khó″ – giảng viên này nói.

Ông Phan Thanh Tiến – Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế) – cũng cho rằng thời gian đào tạo tiếng Anh không chuyên ở ĐH chỉ có 7 tín chỉ là quá ít so với yêu cầu.

Lâu nay việc đánh giá năng lực ngoại ngữ chỉ chú trọng vào từ vựng, ngữ...

2,433 Read
173 Share
(220)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang