Ở một nơi giáo viên vừa dạy chữ vừa chăm trò

Ngày đăng: 14/12/2017
2,084 Read
173 Share
Vì tình yêu nghề, vì sự nghiệp trồng người, dù đời sống sinh hoạt hết sức vất vả, khó khăn, những giáo viên vùng sâu vùng xa ở Đăk Glei và Tu Mơ Rông, Kon Tum vẫn ngày ngày cần mẫn, tận tụy “gieo hạt, ươm mầm” con chữ cho học sinh nơi đây với mong muốn tiếp sức cho ước mơ của các em được vươn cao bay xa… 

Ở một nơi giáo viên vừa dạy chữ vừa chăm trò 

Thầy cô vừa lo dạy chữ vừa chăm từng bữa ăn cho học sinh 

Ngoài những trăn trở thường trực của nghề dạy học, thầy cô giáo ở Đăk Glei và Tu Mơ Rông còn gặp phải nhiều nỗi vất vả khác. Nếu không yêu nghề, không có tinh thần trách nhiệm với nghề thì các thầy cô khó lòng bám trụ được nơi vùng núi Ngọc Linh này.

Đơn cử như trường hợp của vợ chồng thầy Trần Nhật Lam – Hiệu trưởng Trường PTBT THCS Mường Hoong (xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei) là một trong nhiều trường hợp điển hình cho sự tận tụy gieo chữ nơi vùng sâu.

Vợ chồng thầy Lam đã gắn bó vùng núi Ngọc Linh gần 20 năm. Chồng dạy ở Mường Hoong, vợ dạy ở xã Ngọc Linh. Suốt gần 20 năm công tác ở Mường Hoong, thầy Lam đã rèn dạy bao lớp thế hệ học sinh ở nơi này.

Gần như ai ở Mường Hoong và Ngọc Linh đều biết đến vợ chồng thầy Lam. Bởi, vợ chồng thầy đã lội khắp các thôn làng vì sự nghiệp giáo dục. Ấy vậy mà giờ đây, dù đã có hai con, vợ chồng thầy vẫn ăn cơm tập thể, ở nhà tập thể ngay trong ngôi trường của mình. Người con lớn của vợ chồng thầy phải gửi nhờ người nhà tại trung tâm huyện Đăk Glei để ở và học tập. Có khi đến nửa tháng, vợ chồng thầy Lam mới ra thăm con một lần.

Thầy Lam kể: Giờ đây, đường Tỉnh lộ 673 được đổ nhựa nên dễ đi hơn chứ trước đây thì việc đi lại vất vả lắm. Mùa mưa đi cả ngày mới ra được đến trung tâm huyện. Vì vậy, vợ chồng mình có khi 1-2 tháng mới ra thăm con, chỉ biết điện thoại động viên con chịu khó học, ngoan…

Vất vả là vậy, nhưng khi tâm sự với chúng tôi, ánh mắt của thầy Lam vẫn ánh lên niềm vui khi nhắc tới một số học trò của mình đã trưởng thành, thành đạt. Như trường hợp của A Thiên, hiện là bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei; Y Hồng, A Vang… hiện là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Quy Nhơn

Những tấm gương học trò ấy là lớp thế hệ được thầy Lam và các thầy cô giáo ở Mường Hoong kiên trì gieo ươm. Đó cũng là niềm vui và động lực để thầy Lam cũng như những thầy cô giáo ở vùng sâu Mường Hoong, Ngọc Linh tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Cũng vất vả khó khăn không kém, những thầy cô giáo ở vùng khó Tu Mơ Rông đã và đang khắc phục mọi khó khăn để “gieo chữ” và hun đúc ước mơ cho lũ trẻ. Hình ảnh những chiếc xe máy được cột, đèo đủ thứ như gạo, thực phẩm, rau, cá khô… phục vụ sinh hoạt được những thầy, cô giáo chuyên chở hàng tuần từ Đăk Tô vào Tu Mơ Rông đã trở nên quen thuộc.

Ngày nắng còn đỡ, những ngày mưa thì trầy trật trăm bề. Khó khăn là vậy nhưng suốt hơn 12 năm (kể từ khi tách huyện 2005 đến nay), nhiều thầy, cô giáo vẫn kiên trì bám trường bám lớp, như trường hợp thầy Nguyễn Ngọc Dũng (Trường bán trú Tiểu học Ngọc Yêu), thầy Tưởng Văn Quang (Trường PTBT THCS Măng Ri)…

Thầy Nguyễn Ngọc Dũng tâm sự:...

2,084 Read
173 Share
(230)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang