Người thầy áo lính với lớp học không biên giới

Ngày đăng: 22/12/2017
2,369 Read
147 Share
Đồn là nhà, nhân dân chính là người thân, câu nói đó đã gắn bó mật thiết với rất nhiều chiến sĩ bộ đội biên phòng. Không chỉ sống cùng dân, sinh hoạt cùng dân, làm kinh tế cùng dân mà nhiệm vụ quan trọng của người lính mang quân hàm xanh là “gieo” chữ.

Người thầy áo lính với lớp học không biên giới 

Hình ảnh thầy Hiếu đang dạy cho lớp xóa mù chữ.

Đêm đến, khi nhà nhà quây quần bên mâm cơm tối, thì ở một góc nhỏ của trường Tiểu học Cầm Bá Thước, xã La Lốp, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) ánh điện vẫn sáng. Người đàn ông khoác trên mình bộ quân phục đang kê lại bàn ghế và lau bảng để đón học sinh của mình vào lớp trong ngày mới. Anh chính là  – Chính trị viên phó .

Xã Ia Rve, huyện Ea Súp là địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao; trình độ văn hóa, nhận thức của người dân còn thấp, đặc biệt là tình trạng mù chữ trong một bộ phận người dân trên địa bàn rất cao. Bởi vậy, quá trình sản xuất người dân bị hạn chế về kỹ thuật cũng như những tiến bộ của khoa học nên hiệu quả mang lại không cao.

Để gần với dân, hiểu được dân, những chiến sĩ bộ đội biên phòng phải học tiếng dân tộc thiểu số. Với mục đích hỗ trợ cho chiến sĩ, cũng như những sĩ quan mới về đồn nhận nhiệm vụ công tác sớm nắm bắt được địa bàn, Ban chỉ huy Đồn biên phòng huyện Ea Súp đã tổ chức các buổi học tiếng dân tộc.

Đại úy Hiếu : “Muốn hiểu được dân, muốn biết được những khó khăn của dân hay vận động được người dân đi học thì buộc mỗi người làm công tác phải biết tiếng của người dân để hiểu những gì họ nói, họ mong muốn. Đặc biệt, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán riêng. Văn hóa của họ mình cũng cần phải biết. Chính vì vậy, ngôn ngữ là cầu nối nhanh nhất khi muốn gần dân”.

Nhằm rút ngắn thời gian học mỗi ngày, Đại úy Hiếu cố gắng trò chuyện, làm việc cùng dân nhiều hơn, cùng dân lên nương rẫy. Điều đó giúp anh hiểu được văn hóa, thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt truyền đạt những cách làm mới, cánh gieo trồng làm sao để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí cho người dân nhiều hơn. Bởi vậy, cách tốt nhất vẫn là dạy chữ. Khi biết chữ, người dân sẽ tự mình có thể nghiên cứu thêm kiến thức cũng như tiếp xúc với những mô hình làm kinh tế mới, tăng năng suất, giúp cải thiện cuộc sống.

Sau những lần đi thực tế ở trong dân, Đại úy  Hiếu đã mạnh dạn báo cáo cụ thể tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ, giúp bà con có thể biết đọc, biết viết, biết tính toán và sau đó là biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào trong đời sống, sản xuất, góp phần nâng cao trình độ dân trí trên khu vực biên giới.

Ngay sau khi được sự đồng ý của cấp trên và chính quyền địa phương, đã đến từng nhà vận động người dân. Đi một lần không được, anh đi lần hai, lần ba cho đến khi thuyết phục được người dân đồng ý đến học mới thôi.

“Lớp học ban đầu có chưa đến 10 học viên. Để tạo hứng thú và giúp học viên không cảm thấy nản khi học, ngoài những tiết học, tôi thường tổ chức những tiết sinh hoạt văn nghệ, kinh nghiệm về nuôi trồng cho bà con. Đưa những cái thực tế bà con cần để bà con hiểu được. Khi biết chữ, bà con có thể đọc, có thể biết được những kiến thức mới để áp dụng vào đời sống, vào nuôi trồng, những biện pháp để bảo vệ sức khỏe hay sơ cứu khi bị thương…”.

Thế rồi, thông qua những buổi học chữ, những buổi sinh hoạt văn nghệ, anh Hiếu càng hiểu được những cái bà con đang cần, đó chính là có cái chữ để thoát nghèo. Dần dần, người dân kéo đến lớp học của anh ngày càng nhiều, từ chưa đến chục người lên đến 20 người và hiện nay lớp học của anh có 52 học viên theo học.

“Lúc học viên đến đông, tôi hiểu rằng những gì mình truyền đạt đã hiệu quả. Người dân biết được giá trị của con chữ, giá trị của những buổi học và hơn ai hết chính là tình quân dân trong đó. Tôi quan niệm rằng, ngôn ngữ là cái cầu nối giúp con người gần với nhau hơn, những buổi học không nặng nề mà là buổi kinh nghiệm. Từ những buổi đứng lớp, tôi cũng học được rất nhiều từ bà con, từ...

2,369 Read
147 Share
(214)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang