Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21

Ngày đăng: 20/12/2017
3,465 Read
191 Share
Phân tích kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của Singapore về các giải pháp xây dựng mô hình, chương trình đào tạo, chính sách tạo động lực cho giáo viên, GS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội làm nổi bật các kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam trong bối cảnh triển khai chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.

Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21 

ảnh minh họa

Theo GS Đinh Quang Báo, tại Singapore, Viện nghiên cứu giáo dục mới đây đã tiến hành một nghiên cứu có tính phức hợp để xây dựng mô hình đào tạo giáo viên cho thế kỷ 21. Bước sang thế kỷ 21, với việc thực hiện triết lý GD “nhà trường tư duy, quốc gia học tập”, giáo dục Singapore chuyển trọng tâm từ tri thức sang năng lực theo các quy định của Bộ Giáo dục. Người học của thế kỉ 21 được đặt vào trung tâm của mô hình đào tạo giáo viên.

“Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21” và chương trình đào tạo giáo viên được phát triển xung quanh các đầu ra mong muốn đối với đào tạo ban đầu cùng với 3 giá trị cốt lõi:

Các giá trị về người học (tình yêu đối với trẻ em, lòng tin rằng mọi em đều học được, cam kết nuôi dưỡng tiềm năng ở mỗi em và coi trọng sự đa dạng của trẻ);

Các giá trị về giáo viên (tính chuyên nghiệp, hướng tới phát triển năng lực đáp ứng các mức chuẩn cao, ham học hỏi, hoàn thiện không ngừng, yêu nghề, có đạo đức, thích ứng và nhẫn nại);

Các giá trị phục vụ nghề và cộng đồng (cộng tác với đồng nghiệp, có trách nhiệm xã hội và hội nhập, có tinh thần học tập và giúp đỡ đồng nghiệp, có tác phong quản lý).

Từ việc xem xét nhiều khía cạnh khác nhau như nền tảng triết lí của giáo dục giáo viên, mô hình định hướng hình thành năng lực cho giáo sinh để họ có thể đáp ứng linh hoạt, sáng tạo với trách nhiệm dạy học và giáo dục ở lớp của mình và với nhà trường.

Chương trình đào tạo giáo viên với viết tắt VSK hướng tới phát triển nhân cách giáo viên chuyên nghiệp hóa, đòi hỏi giáo viên tương lai phải có các năng lực hồi cứu, khám phá, canh tân, cộng tác, làm việc với cộng đồng, trong đó các yếu tố thái độ, giá trị và toàn tâm toàn ý với nghề được nhấn mạnh hơn năng lực sư phạm và chuyên môn.

Để thu hút được người giỏi nhất, Chính phủ có nhiều chính sách đốt phá như tổ chức chặt chẽ thi tuyển đầu vào chương trình đào tạo giáo viên với ứng viên là những người trong tổng 30% người giỏi nhất tốt nghiệp THPT (với chương trình đào tạo cử nhân sư phạm) hoặc có bằng cử nhân giỏi nhất vào chương trình đâò tạo trình độ thạc sĩ. Lương giáo viên ở Singapore thuộc bậc cao nhất so với các ngành nghề khác có trình độ đào tạo tương đương.

“Ở Singapore, việc tổ chức sinh viên thực hành, thực tập sư phạm được liên kết chặt chẽ với các trường phổ thông. Quá trình thực hành được giám sát bởi những giáo viên cộng tác, các giảng viên của cơ sở đào tạo giáo viên được tuyển chọn đặc biệt.

Singapore không yêu cầu những tiêu chuẩn cấp chứng chỉ bổ sung, nghĩa là chứng chỉ giáo viên hay bằng tốt nghiệp sư phạm có giá trị suốt đời mà không cần cấp lại. Tuy nhiên, hàng năm giáo viên được dành khoảng 100 giờ để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp. Ở đây, cộng đồng phát triển nghề nghiệp mỗi nhà trường được tổ chức thực hiệu quả làm động lực phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên” – GS Đinh Quang Báo cho biết thêm.

Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21

Ảnh minh họa

Từ nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của Singapore, GS Đinh Quang Báo cho rằng, cần đổi mới tuyển sinh vào sư phạm. Cụ thể, đổi mới tổ chức thi tuyển, trong đó cần chú trọng kết hợp chất lượng kiến thức môn học với các năng khiếu sư phạm, các kỹ năng mềm cốt lõi.

Có giải pháp chọn được học sinh giỏi phổ thông tối thiểu trong tốp 30% học sinh giỏi. Giải pháp quan trọng trước mắt là trên cơ sở quy hoạch cung cầu đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có việc làm và miễn học phí, tăng học bổng cho sinh viên sư phạm.

Cũng theo GS Đinh Quang Báo cho rằng, xu hướng chung...

3,465 Read
191 Share
(383)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang