PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh
: Nghề nào tôi cũng yêu thích, vì đó là nghề. Tôi vào nghề bằng nghề giáo, học sư phạm Văn, mà tôi lại đi làm báo. Tôi yêu nghề báo và thấy mình rất thiếu hiểu biết về báo chí, nên tôi đi học báo và trường giữ lại làm giảng viên báo chí. Vừa giảng dạy tôi vừa trau dồi thực tiễn, những kiến thức đó giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy.
PGS.TS không phải là danh xưng, mà là chức danh khoa học được công nhận về mặt chuyên môn để làm việc. Về danh xưng, tôi chỉ thích mình là Nguyễn Ngọc Oanh thôi.
Về nghề nghiệp, tôi là nhà giáo, nhà báo và tôi có một chút thời gian dành để viết văn. Chỉ là viết văn thôi, không dám nhận là nhà văn. Báo và văn có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên có những thứ báo chí không truyền tải được thì dùng văn chương, văn chương có vẻ không đụng đến ai, nhưng thực ra lại đụng đến rất nhiều người.
Vì thế, tôi yêu tất cả các danh xưng đó và cố gắng để trau dồi kiến thức. Tôi đã từng với con tôi là phải đi làm thầy giáo, còn rất nhiều câu hỏi của cuộc đời, của sinh viên, của mọi người mà tôi chưa trả lời được, nên tôi yêu nghề giáo nó làm mới tôi hằng ngày.
Con người ta lớn lên từ trẻ em. Tôi say mê về vấn đề này trước hết là tôi tôn trọng thời thơ ấu của tôi, của con tôi, cháu tôi.
Khi giảng dạy ở Học viện, tôi từng tham gia làm điều phối viên cho dự án về quyền trẻ em, nghiên cứu về những vấn đề trẻ em liên quan đến truyền thông và tôi nhận ra trẻ em có rất nhiều vấn đề gắn bó với cuộc sống.
Sâu xa hơn, nghiên cứu từ cổ chí kim, từ Khổng Tử, các nhà đạo đức đều bắt đầu câu chuyện gia đình, câu chuyện giáo dục đều bắt đầu từ trẻ em.
Nếu lấy trẻ em làm trung tâm, nhà báo có thể nói về tất cả các lĩnh vực của xã hội. Tất cả các vấn đề báo chí về trẻ em đều có thể áp dụng cho người lớn, nhưng chưa chắc đã có chiều ngược lại.
Có nhiều thể loại báo chí gần với văn học, nghệ thuật. Nghề báo cho ta tiếp xúc và phải tìm cách ứng phó với nhiều loại người, hạng người. Nếu chịu khó suy tư thì bản thân những câu chuyện trong cuộc sống đã chất chứa đầy hàm ý, có chút hài hước, chút mâu thuẫn, rất “con người” trong đó. Tìm được những thứ trong đó sẽ có được những câu chuyện hài hước, “cười ra nước mắt” đứng trên luật pháp và đạo đức xã hội.
Văn chương có chất liệu từ cuộc sống và có cả sự hư cấu. Có những câu chuyện đã ở trong sổ tay phóng viên của tôi từ khi tôi bắt đầu vào nghề, nhưng thời điểm đó lại không viết được. Để những câu chuyện đó không trở thành tầm thường, vặt vãnh thì phải có sự tưởng tượng.
Lúc tôi là thầy giáo, tôi phải có bài báo khoa học, phải nghiên cứu, phải lên lớp đủ giờ giảng và truyền cho sinh viên được niềm say mê. Khi đó tôi mới hoàn thành nhiệm vụ của người thầy giáo.
Ngoài ra, khi viết văn, tôi thể hiện được tâm tư, suy lắng của mình đối với xã hội, gia đình. Khi tham gia talkshow, tôi thể hiện vai trò của một nhà báo nhìn nhận cuộc sống. Việc tham gia các chương trình làm tôi nâng cao tính thực tiễn trong mình, khiến mình không bị cũ đi.
Câu này đúng, với tất cả mọi người, quan trọng là phải tìm thấy và yêu nghề của mình.
Về sự nghiệp, tôi thấy mình gặp may. Đúng hơn là tôi làm việc trách nhiệm. Khởi đầu của tôi không tốt, thi trượt đại học, tôi đi học cao đẳng rồi tự rèn nghề từ thực tiễn. Sau đó tôi quyết tâm học tiếp, may mắn vào được môi trường đúng sở trường viết lách, vì bố tôi cũng là nhà báo, từ...