Khó tìm trường lớp cho hàng nghìn trẻ mầm non khu công nghiệp

Ngày đăng: 13/01/2018
3,654 Read
280 Share
Với số lượng công nhân lên tới trên 60.000 người, gấp 6 lần dân số xã Kim Chung, huyện Đông Anh, hệ thống trường lớp ở đây đang chịu áp lực rất lớn từ khu công nghiệp Bắc Thăng Long, luôn trong tình trạng quá tải.

Khó tìm trường lớp cho hàng nghìn trẻ mầm non khu công nghiệp 

Nhu cầu gửi trẻ tại các KCN, KCX của Hà Nội đang tạo áp lực cho hệ thống trường lớp địa phương

Đây mới chỉ là hiện trạng của 1 trong 9 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động tại Hà Nội. KCN Bắc Thăng Long là một trong những nơi tập trung đông doanh nghiệp và người lao động nhất Thủ đô trên tổng số hơn 140.000 công nhân đang làm việc tại các KCN, khu chế xuất (KCX) ở Hà Nội. Sức ép tại đây được lãnh đạo huyện Đông Anh phản ánh với mong muốn có những giải pháp đặc thù.

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, huyện có KCN Bắc Thăng Long, với 63.000 công nhân, gấp 6 lần dân số xã Kim Chung, trên 3.000 trẻ, trong đó trẻ học ở 3 trường công lập, 5 trường tư thục, hơn 10 nhóm trẻ. Hiện số trẻ chưa đến trường là 1.648 trẻ, mức tăng hàng năm 250-300 trẻ. Số trẻ trong độ tuổi mầm non đông, nhóm lớp tư thục “phình” to, gây khó khăn trong quản lý, cấp phép. 

Tương tự, KCN Quang Minh, huyện Mê Linh hiện có hơn 100 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn và thường xuyên có 30.000 công nhân làm việc. Lãnh đạo huyện này cho biết, số vợ chồng mới cưới ở khu công nghiệp này vào khoảng 5.000 cặp hiện sinh sống trên địa bàn xã Quang Minh với trên 3.000 trẻ.

Xã hiện có 2 trường công lập, 5 nhóm trẻ tư thục, đáp ứng tạm thời phần nào nhu cầu gửi trẻ của công nhân dù còn hạn chế do diện tích trường lớp chật hẹp. Tuy nhiên đến năm 2020, Mê Linh dự kiến có khoảng 3.500 trẻ, năm 2025 sẽ là 5.000 trẻ thì việc đáp ứng trường lớp sẽ là bài toán lớn.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Phạm Xuân  Tiến cho biết, Hà Nội đang có 17 KCN, KCX, trong đó, có 9 KCN đang hoạt động. Hiện  các KCN trên địa bàn Hà Nội có khoảng 14,6 vạn lao động, trong đó, lao động nữ chiếm tới 70%, lao động ngoại tỉnh chiếm 60% và phần lớn đang ở độ tuổi sinh đẻ (từ 18-25 tuổi). Về cơ bản, số lượng trẻ của gia đình công nhân lao động được chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non (công lập và ngoài công lập).

Tuy nhiên, mỗi xã chỉ có từ 1-2 trường công lập, chỉ tiếp nhận được trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, trong khi công nhân được nghỉ thai sản theo quy định là 6 tháng. Nữ công nhân làm theo ca...

3,654 Read
280 Share
(364)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang