Mô hình hệ thống cảnh báo điểm mù giao thông khi đi đường đèo của em học sinh Hồ Đắc Nguyên Minh. Ảnh: Khải Tuấn.
Đó là hệ thống cảnh báo điểm mù giao thông khi đi đường đèo của em học sinh Hồ Đắc Nguyên Minh (trường THCS Nguyễn Tri Phương, TP. Huế, Thừa Thiên Huế).
Mới đây, mô hình hệ thống này của cô nữ sinh xứ Huế đã dành giải Khuyến khích cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017; giải Khuyến khích Hội thi Khoa học Kỹ thuật học sinh trung học tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.
Nguyên Minh cho biết, ở nước ta, đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình trải dài nhưng hẹp về chiều rộng tạo ra nhiều con đường đèo cheo leo, hiểm trở.
“Hơn nữa, do ý thức của người dân thường có thói quen chạy nhanh, lấn đường khi đi trên các đoạn đường vắng nên khi đi trên các đoạn đường đèo dốc, nhỏ hẹp thường xảy ra các tai nạn giao thông ngoài ý muốn do mất thắng, trơn trượt… Nhưng phần lớn là do mất tầm nhìn, nhất là ở những khúc cua gấp. Do đó, em suy nghĩ và thực hiện hệ thống này”, Nguyên Minh nói.
Để thực hiện hệ thống, Nguyên Minh dùng xốp để mô phỏng đường đèo hiểm trở, trên các đoạn đường này em cho lắp đặt các thiết bị do em tạo ra để giúp người đi đường nhận biết xe phía trước.
Theo tìm hiểu, nguyên tắc hoạt động của hệ thống này rất thú vị, khi xe thứ nhất chạy vào tầm nhìn của sensor 1 thì sensor 1 nhận và truyền đi tín hiệu đến contactor làm cho đèn ở phía đối diện chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
Đèn vàng bật để cảnh báo cho xe thứ hai ở phía đối diện biết được có xe thứ nhất gần đó. Sau khi xe thứ nhất chạy qua khỏi tầm nhìn của sensor 1 được một thời gian thì đèn màu vàng tắt còn đèn màu xanh sẽ bật.
“Ngược lại, khi xe thứ hai chạy vào tầm nhìn của sensor 2 thì sensor 2 nhận và truyền đi tín hiệu đến contactor làm cho đèn ở phía đối diện chuyển từ màu xanh sang màu vàng để cảnh báo cho xe thứ nhất. Sau khi xe thứ hai chạy qua khỏi tầm nhìn của sensor 2 được một thời gian, đèn màu vàng sẽ tắt còn đèn màu xanh sẽ bật trở...