ảnh minh họa
Quy định trong dự thảo “chỉ những học sinh đạt học lực loại giỏi năm lớp 12 mới được xét tuyển vào đại học sư phạm” khiến nhiều người băn khoăn.
Với dự thảo này, nhiều giáo viên khẳng định chỉ là cách đối phó không hiệu quả, càng khiến cho ngành sư phạm đã “ế” nay lại càng “ế” hơn.
Phỏng vấn ngẫu nhiên một số học sinh khá, giỏi ở Hà Nội, với cùng một câu hỏi “Em có dự định đăng ký vào ngành sư phạm hay không?”, đa số các học sinh được hỏi đều trả lời là “không”, với nhiều lí do khác nhau.
Có học sinh , em không định thi vào trường sư phạm vì cảm giác không năng động. Hơn thế, lại phải giảng dạy trước số đông, chịu nhiều áp lực từ phía nhà trường, phụ huynh… Có em cũng trả lời rất thật: Chọn thi vào sư phạm cũng phí vì mình có thể thi vào các ngành khác, được làm những việc nhiều tiền hơn, nhiều cơ hội hơn. Nhiều học sinh khác còn khẳng định: “Nếu ngành sư phạm có chế độ tốt hơn thì em cũng không chọn sư phạm. Vì làm giáo viên đôi khi tinh thần không được thoải mái. Em không thấy đam mê nên khó mà làm giáo viên được”.
Về dự thảo này, ông Hoàng Văn Sít – nguyên giảng viên Trường ĐHSP Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, Bộ GD&ĐT hơi vội khi đưa ra dự thảo này. “Tôi nghĩ rằng, về góc độ nào đó thì cũng rất đúng nếu như anh muốn tăng chất lượng dạy và học. Bởi trong hệ thống giáo dục thầy cô giáo là một bộ phận quan trọng số 1 để nâng cao chất lượng học sinh. Tuy nhiên tôi nghĩ cần phải có bước chuyển tiếp. Chứ nếu chúng ta đưa ra quyết định đột ngột như vậy và thực hiện ngay thì chưa chắc đã bắt nhịp được với tốc độ đó. Cả nước hiện nay đang thừa gần 27 nghìn giáo viên, và thừa nhiều nhất là giáo viên THCS tới 21 nghìn. Trong khi đó số giáo viên cấp mầm non thì thiếu trầm trọng gần 33 nghìn. Tại sao chúng ta không nghĩ cách chuyển đổi số giáo viên thừa thay vì bỏ họ đi? Ta có thể bồi dưỡng, tạo điều kiện để họ tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp sư phạm của họ”- ông Sít băn khoăn.
Ông Sít cũng nói thêm rằng: Hiện nay học sinh không thích sư phạm lắm vì chế độ đãi ngộ chưa phù hợp, thứ hai là lương thấp, rồi tìm kiếm công ăn việc làm chưa tốt. Nếu chỉ học sinh giỏi mới được thi vào sư phạm thì sẽ xảy ra hiện tượng chưa chắc các trường sư phạm sẽ tuyển được các chỉ tiêu như mong muốn. Có thể học sinh có học lực giỏi phổ thông sẽ thi vào các trường khác có sự hấp dẫn hơn. Rất có khả năng xảy ra là các trường sư phạm không đủ chỉ tiêu, và khó mà tuyển được người tài vào sư phạm.
Ông Vũ Tuấn – Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Hồng Hà cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước quy định này. Bởi, để đạt học lực loại giỏi năm lớp 12 buộc học sinh phải giỏi toàn diện tất cả các môn. Trong khi vào đại học, với đặc thù ngành, học sinh chỉ cần giỏi một số môn theo khối thi.
Ông Tuấn cho rằng,...