Hàng nghìn tỷ đồng và “giấc mơ” tiến sĩ

Ngày đăng: 23/12/2017
3,076 Read
235 Share
Từ năm 2000 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) được giao chủ trì thực hiện nhiều đề án có kinh phí từ hàng trăm tỷ đồng đến hơn 10 nghìn tỷ đồng để đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ.

Tuy nhiên, có những đề án nguồn kinh phí rất lớn, nhưng quá trình thực hiện đã không đạt mục tiêu đề ra; chất lượng đào tạo tiến sĩ còn nhiều bất cập. Mới đây, Bộ GD và ĐT xây dựng dự thảo đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên đại học và cao đẳng (ĐH, CĐ) sư phạm, giai đoạn từ năm 2018 đến 2025 và tầm nhìn 2030, đặt mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ với nguồn kinh phí 12 nghìn tỷ đồng khiến dư luận băn khoăn.

Hàng nghìn tỷ đồng và “giấc mơ” tiến sĩ 

Giờ thực hành của nghiên cứu sinh tại một trường đại học (ảnh có tính minh họa). Ảnh: THANH GIANG

Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 911) có tổng kinh phí lớn nhất 14 nghìn tỷ đồng với mục tiêu đào tạo 23 nghìn tiến sĩ. Tuy nhiên, đề án triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD và ĐT đã dừng tuyển sinh từ năm nay.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các chương trình, đề án có thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như: Đào tạo học bổng dạng hiệp định; lồng ghép đào tạo tiến sĩ trong đề án đào tạo nhân lực nói chung; đề án đào tạo riêng về tiến sĩ…; điển hình như các học bổng dạng hiệp định đào tạo ở nước ngoài tại LB Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hung-ga-ri… Đề án Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, theo Quyết định số 322/2000/QĐ-TTg (Đề án 322). Năm 2005, đề án nêu trên được đổi tên thành Đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định 356/2005/QĐ-TTg (Đề án 356). 

Đáng chú ý, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 911 chỉ dành riêng đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ, giao Bộ GD và ĐT chủ trì. Đề án có mục tiêu là trong giai đoạn 2010-2020 đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường ĐH có uy tín trên thế giới (từ năm 2010 đến 2013, mỗi năm tuyển chọn từ 800 đến 1.200 và từ năm 2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 1.300 đến 1.500 nghiên cứu sinh); đào tạo khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường ĐH trong nước và trường ĐH nước ngoài; đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở trong nước (từ năm 2010 đến 2015, mỗi năm tuyển chọn 1.200 đến 1.500 và từ năm 2016 bình quân mỗi năm tuyển chọn 1.500 nghiên cứu sinh)… Đối tượng tuyển chọn của đề án là giảng viên các trường ĐH, CĐ; nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; sinh viên mới tốt nghiệp ĐH hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên; những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên ĐH, CĐ sau khi được đào tạo (không quá 45 tuổi). Trong đó, ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ đối với giảng viên các trường ĐH, nhất là các trường trọng điểm, xuất sắc… Tổng kinh phí thực hiện Đề án 911 dự kiến là 14 nghìn tỷ đồng; trong đó, đào tạo toàn phần ở nước ngoài chiếm khoảng 64%, đào tạo phối hợp chiếm khoảng 14%; đào tạo trong nước chiếm khoảng 20%, đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác ở trong nước chiếm khoảng 2%. Nguồn kinh phí thực hiện đề án gồm: Ngân sách nhà nước (94%); từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa (5%); các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các nhà trường (1%).

Đề án 911 ra đời với kỳ vọng tăng cường công tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ĐH tiên tiến của đội ngũ giảng viên; nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và phát huy hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nước ta. 

Mặc dù Nhà nước tạo nhiều điều kiện, cấp tổng kinh phí lớn cho đào tạo tiến sĩ nhưng thực tế quá trình triển khai có nhiều hạn chế, kết quả...

3,076 Read
235 Share
(340)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang