Giáo dục miền núi Hà Giang đang thừa và thiếu

Ngày đăng: 17/01/2018
3,946 Read
246 Share
Nói đến giáo dục miền núi, ai cũng thường nghĩ đến những khó khăn, thiếu thốn. Ngoài khủng hoảng chung của ngành giáo dục những năm qua, hệ thống giáo dục ở miền núi, vùng biên giới lại chịu thêm những áp lực khác do điều kiện địa hình mang lại. Tuy nhiên, chính những điều kiện khó khăn này đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa không mong muốn. Vậy, giáo dục miền núi đang thừa điều gì?

Giáo dục miền núi Hà Giang đang thừa và thiếu 

Trẻ em ở huyện biên giới Quản Bạ, Hà Giang trên đường đi học về. Ảnh: Trương Thúy Hằng

Chúng tôi được ông Lầu Mí Pó, Bí thư xã biên giới Lũng Táo đích thân dẫn đường tới thăm các điểm trường của Trường Phổ thông cơ sở Lũng Táo, cách khá xa trung tâm huyện Đồng Văn, Hà Giang. Qua quãng đường gập ghềnh sống trâu và lút trong ruộng cỏ voi, điểm trường nằm sát bên cột mốc 409 hiện ra khang trang với ngôi nhà xây gạch, 3 phòng học, sân chơi rộng rãi, tại thôn Nhù Sang. 3 phòng học tại điểm trường này giờ đây quy tụ học sinh “trứng gà, trứng vịt”, nối nhau học các lớp mầm non và tiểu học. Có nhiều lớp ghép, có lớp chỉ vài học sinh, một thầy đứng vài lớp, học sinh ngồi lẫn nhau là chuyện thường.

Chúng tôi tới điểm trường mầm non của thôn bên cạnh. Nói là điểm trường nhưng đó là một ngôi nhà mới xây nằm ở đầu xóm, dưới tán cây óc chó. Giờ ra chơi, mấy học sinh đang trèo lên nóc bể nước, đập quả óc chó khô trên cây xuống lấy hạt ăn. Trường mới xây khiến bà con xung quanh chịu khó đưa trẻ tới trường hơn. Chế độ trẻ mầm non cho các cháu được đảm bảo. Các bậc cha mẹ yên tâm hơn khi để trẻ trong những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khác xa với tình trạng lều, nhà tạm thông thống gió thổi ở các điểm trường trước đây.

Ông Lầu Mí Pó nói, hầu hết các điểm trường, kể cả trường chính của Lũng Táo hiện nay được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa. Tức là công lao kêu gọi, dẫn dắt của chính quyền địa phương cũng như tấm lòng ủng hộ, thiện nguyện của những nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước đóng góp vào đây rất lớn. Chỉ trong 2 năm 2015 và 2016, đã có gần 20 tỉ đồng chi cho xây dựng trường, chủ yếu là vốn xã hội hóa. 328 điểm trường của Đồng Văn hiện nay cơ bản đã có lớp học xây kiên cố. Nhưng đó mới chỉ là “công trình nhà” chứ không phải “mái trường”.

Ngoài mấy gian nhà dựng lên làm trường học, không có sân chơi ngoài trời, không có không gian sư phạm, đồ trang trí các cô giáo và học sinh tự làm lấy, có đâu dùng đó, bàn ghế, đồ dùng học tập thiếu và lộ cộ. Các lớp học mầm non thiếu giường ngủ trưa cho các cháu nhỏ, cô giáo kê cả tấm xốp trải xuống nền để trẻ ngủ tạm. Bữa ăn trưa cho các cháu không có người nấu thường xuyên mà phải mua bên ngoài. Các giáo viên mỗi ngày đến lớp với quãng đường quá xa, trung bình hơn chục km đường núi hiểm trở, nguy hiểm.

Với phong trào từ thiện, thiện nguyện đang được “lý tưởng hóa” ở khắp mọi nơi, mỗi cá nhân, tập thể đều hướng đến mục tiêu với miền núi những gì họ cảm thấy thiếu. Thực ra, miền núi đang thiếu một môi trường sư phạm chuyên nghiệp và công năng giáo dục hiệu quả. Nếu cứ nhằm vào việc sử dụng kinh phí và huy động mọi nguồn lực, từ ngân sách đến nguồn xã hội hóa cho xây dựng những công trình nhà kiên cố thì cuối cùng trẻ nhỏ lại cần một không gian mở. Các em cần yêu thương làng bản, ruộng đồng cây cỏ và cuộc sống đầy màu sắc xung quanh mình, hiểu về phong tục tập quán, lối sống và bản sắc văn hóa của dân tộc mình, chứ không cần những thứ khuôn sáo hoặc bê nguyên xi những mô hình được coi là tiên tiến hiện nay ở đô thị vào cuộc sống miền núi.

Ngay cả cô, trò nhiều khi khác dân tộc, khác tiếng nói, khiến việc dạy và học đều vất vả. Như vậy, trong tương lai gần, miền núi sẽ thừa những ngôi nhà gạch đóng, những túi quà từ thiện là quần áo cũ, vật dụng cũ, chẳng biết dùng để làm gì, vì có nhiều dân tộc thiểu số chỉ mặc quần áo của dân tộc mình, kiêng mặc quần áo cũ của người...

3,946 Read
246 Share
(393)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang