Giảm quyền lực của hiệu trưởng

Ngày đăng: 22/12/2017
3,806 Read
237 Share
Trong suốt thời gian dài, trường ĐH công lập ở Việt Nam không có hội đồng trường, quyền lực tập trung trong tay hiệu trưởng. Hội đồng trường ĐH thành lập sẽ giám sát các hoạt động của hiệu trưởng

Giảm quyền lực của hiệu trưởng 

Thí sinh nộp hồ sơ vào một trường ĐH tại TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Hội đồng trường ĐH được nói đến nhiều năm kể cả ghi vào luật nhưng không thực hiện được chức năng cơ bản của mình là xây dựng chính sách phát triển và giám sát toàn bộ các hoạt động của nhà trường thông qua hiệu trưởng. Dự thảo Luật Sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục ĐH đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đưa ra lấy ý kiến, trong đó hội đồng trường được nhiều thực quyền.

PGS-TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT, cho biết nội dung của đợt sửa đổi lần này đi sâu vào quản trị ĐH. Trong đó có nội dung hội đồng trường (trong trường công) phải là hội đồng có thực quyền. Để đáp ứng yêu cầu đó, cơ cấu của hội đồng trường với những nội dung mới như tối thiểu 30% là thành phần ngoài trường quan tâm và chi phối, có quyền và lợi ích liên quan đến sự phát triển của trường; trong hội đồng trường còn có các thành viên trong trường là đại diện cấp ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cấp trường, hiệu trưởng, một phó hiệu trưởng, đại diện sinh viên, viên chức, người lao động.

Trước những nội dung mới trong quyền hạn của hội đồng trường, không ít ý kiến băn khoăn về vai trò của hiệu trưởng và sự tham gia của hiệu trưởng trong tổ chức này. Tại hội thảo góp ý sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây tại TP HCM, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP HCM), cho rằng hội đồng trường là thiết chế quyền lực của trường mang tính đối chọi với ban giám hiệu nên hiệu trưởng không nên là thành viên trong hội đồng đó. Bên cạnh đó, sinh viên cũng không nên là thành viên của hội đồng trường, các em có thể qua hội sinh viên trường mà có đóng góp chín chắn hơn, nếu đưa sinh viên vào thì cũng chỉ là hình thức, nên xem lại.

Tương tự như hội đồng trường là HĐQT ở trường tư thục. Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Thiết cho rằng HĐQT là đại diện của những người góp vốn nhưng thành viên của HĐQT lại có những đối tượng không góp vốn, như đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể, thậm chí cả hiệu trưởng. “Tôi không rõ khi biểu quyết thì đối vốn hay đối nhân?” – vị này băn khoăn.

Đồng tình ý kiến này, chủ tịch HĐQT Trường ĐH Công nghệ Miền Đông cho rằng những thành phần, cá nhân không góp vốn thì không tham gia HĐQT.

PGS-TS Trần Diệp Tuấn,...

3,806 Read
237 Share
(344)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang