Điển hình tích cực tại vùng cao

Ngày đăng: 04/01/2018
2,504 Read
178 Share
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương về “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT”; thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các mô hình dạy học gắn với thực tiễn.

Là một tỉnh miền núi tuy còn nhiều khó khăn, song nhiều cơ sở giáo dục tại Lao Cai đã thực hiện thành công các mô hình dạy học tích cực này.

Điển hình tích cực tại vùng cao 

ảnh minh họa

Trường THPT số 4 Văn Bàn, tỉnh Lào Cai là một trong những cơ sở GD&ĐT đi đầu trong việc áp dụng thực hiện mô hình trường học gắn liền với thực tiễn.

Để thực hiện mô hình này, BGH nhà trường đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT. Đồng thời, nhà trường tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và toàn thể nhân dân địa phương nhằm tạo sự thống nhất cao trong dư luận xã hội.

Trải qua hơn ba năm thực hiện mô hình trường học gắn liền với thực tiễn, Trường THPT số 4 Văn Bàn đã trở thành mô hình điểm của ngành giáo dục Lào Cai. Mục tiêu phấn đấu của thầy và trò đặt ra đó là: Sẽ xây dựng trường thành mô hình điểm của cả nước trong việc xây dựng mô hình trường học gắn liền với thực tiễn.

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng của thầy và trò, nhà trường đã đạt được những kết quả khá cao trong các cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia (giải ba quốc gia thi KHKT năm học 2015 – 2016, giải nhất quốc gia cuộc thi “Sáng tạo xanh” năm 2016…).

Tại trường hiện có những sản phẩm đang được ứng dụng rất hiệu quả: Để đảm bảo giờ giấc các tiết học, tránh việc đánh trống sai giờ, quên trống, Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học nhà trường đã tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và đưa vào sử dụng máy đánh trống điện tử tự động, giải phóng được một lao động chuyên trực trống. Hay để tránh việc quên tắt điện ở những khu vực chung, các em học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cô đã nghiên cứu, lắp đặt, đưa vào sử dụng hệ thống chiếu sáng tự động.

Hệ thống chiếu sáng sẽ tự động bật khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng. Xuất phát từ ý tưởng: diện tích nhà trường rất rộng mà chỉ có một bảo vệ, việc bảo vệ an ninh trật tự vào ban đêm gặp nhiều khó khăn, vì thế Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học đã tiến hành nghiên cứu, lắp đặt hệ thống chống trộm tự động ở những khu vực xung yếu với tính năng tự động tắt vào ban ngày; tự động hoạt động khi trời tối (khi có người lạ vào khu vực đó, máy sẽ tự động phát sáng và báo chuông) giúp bảo vệ kịp thời nắm bắt và xử lý.

Tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bắc Hà, cô Lưu Thị Minh Đức, Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết: Từ thực tế chăm sóc đàn gà với mô hình VAC, các em HS đã nảy sinh ý tưởng làm máy dọn phân gà. Dự án nghiên cứu khoa học này đã tham dự vòng thi ý tưởng, được lựa chọn tiếp tục tham dự vòng thi cấp tỉnh năm 2016 và đạt giải ba cấp tỉnh.

Ngoài ra, các em học sinh khối 10 đã tham gia cuộc thi “Nuôi tinh thể – Thắp sáng ước mơ” đạt giải khuyến khích. Dự án Liên môn: làm máy sấy quần áo cho học sinh nội trú – dự án đạt giải nhì cấp tỉnh.

Tiếp nối, năm học 2016 – 2017 đã có 7 dự án đăng ký dự thi cấp tỉnh. Trong đó có các dự án “Máy tự động dọn rác trên mặt nước” của lớp 11B, Dự án “Ứng dụng trồng rau mầm cho các trường thực hiện mô hình: Trường học nông trại” của học sinh khối 8; Dự án “máy lọc nước cho người nghèo” của học sinh lớp 11B; Dự án “Bảo tồn phát huy lễ hội nhảy lửa của người Dao”- của học sinh lớp 11A.

Các dự án đã được đánh giá là có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng vào thực tiễn và đặc biệt khẳng định hiệu quả của mô hình “Trường học gắn với thực tiễn”. Điều này đã lan tỏa tới toàn thể CBGV và học sinh trong toàn trường, thúc đẩy tinh thần nghiên cứu, khám phá của học sinh dân tộc nội trú.

Thầy Nguyễn Minh Tuân, Hiệu trưởng Trường THPT số 4 Văn Bàn (Lào Cai) : Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan nhất, hướng tới các kiến thức mà các em học được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, nhà trường đã lựa chọn xây dựng mô hình trường học: Trường học nông trại (V-A-C-R) với hệ thống vườn – ao – chuồng – rừng. Mỗi hoạt động của mô hình đều giúp kiến thức học được trở nên thực tế hơn, cụ thể và dễ hiểu hơn.

Tiếp nối “Chương trình 100 luống rau sạch” do Công đoàn nhà trường phát động, hiện nay nhà trường đã cho quy hoạch lại vườn rau với mục tiêu “mỗi học sinh bán trú trồng một luống rau và nuôi một con gà”. Các em trồng rau, nuôi gà, chăm sóc bồ câu bằng những kiến thức tiếp thu được từ sách vở, từ học hỏi bạn bè, từ tìm hiểu trên internet, đồng thời hoạt động này cũng góp phần cải thiện cho bữa ăn bán trú hàng ngày, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Đối với mô hình ao cá, thông qua việc học tập kiến thức sinh học, học sinh sẽ biết được ao của trường mình phù hợp với việc nuôi những loại cá nào. Qua việc chăm sóc, dọn ao, cho cá ăn hàng ngày, học sinh sẽ ghi nhớ được kiến thức môn học một cách trực quan, sinh động.

Còn với mô hình “rừng”, từ khi chuyển sang địa điểm mới, nhà trường đã chủ trương trồng cây keo, loại cây dễ sống, chịu được thời tiết khắc nghiệt và phát triển nhanh. Đến nay, nhà trường đã có một rừng keo khoảng 5.000 cây, bước đầu cho khai thác. Liên quan đến việc duy trì và phát triển mô hình rừng, nhà trường cũng giao cho giáo viên, sinh học xây dựng bộ tài liệu học nghề trồng keo và đang từng bước đưa vào giảng dạy bộ môn nghề Lâm sinh.

Từ việc xây dựng mô hình trường học gắn liền với thực tiễn, nhà trường đang từng bước xây dựng cảnh quan trường lớp xanh – sạch – đẹp gắn với các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày của học sinh, giúp học sinh biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các hoạt động này luôn gắn với chủ trương đổi mới giáo dục, đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bắc Hà cũng là điểm sáng tích cực của mô hình Trường học nông trại. Qua ba năm thực hiện, nhà trường đã tổ chức các hoạt động thực tiễn gắn với...

2,504 Read
178 Share
(277)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang