Đề xuất 5 bước phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý GD

Ngày đăng: 24/02/2018
3,258 Read
203 Share
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, những vấn đề cơ bản của phát triển chương trình đào tạo sẽ là cơ sở, để từ đó phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

Đề xuất 5 bước phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý GD 

ảnh minh họa

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), việc phát triển là việc làm quan trọng và cần thiết đối với các trường đại học, bởi chương trình bồi dưỡng sẽ quyết định đến chất lượng bồi dưỡng.

Theo kinh nghiệm của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, để phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, có thể lựa chọn mô hình tiếp cận theo năng lực và tiến hành phát triển chương trình theo các bước sau:

Cụ thể, tiến hành khảo sát trên đối tượng là cán bộ quản lý Sở/ Phòng GD&ĐT, đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông (Hiệu trưởng, Hiệu phó), với các nội dung về thực trạng năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông hiện nay, điểm mạnh, yếu.

Những yêu cầu về năng lực của người cán bộ quản lý cần có để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay;

Từ kết quả khảo sát, và dựa vào Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông đi đến nhận định những năng lực cần có của người cản bộ QLGD nhà trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay bao gồm: Năng lực về phẩm chất, chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường

“Căn cứ vào hồ sơ năng lực của CBQL trường phổ thông và chương trình bồi dưỡng, xác định các module kiến thức và phân thành những module kiến thức chung; kiến thức nghiệp vụ, rồi phân bổ thời gian cho mỗi chuyên đề lý thuyết, thực hành. Sau đó sắp xếp trật tự hợp lý các chuyên đề theo logic về thời gian” – PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền .

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền trao đổi, căn cứ theo chương trình bồi dưỡng CBQL, chúng tôi vẫn giữ nguyên tổng thời lượng 360 tiết và tên các module chuyên đề.

Tuy nhiên nội dung kiến thức trong từng chuyên đề có sự thay đổi, để có thể phát triển được những năng lực cần thiết cho CBQL trường phổ thông, đáp ứng với thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục.Thời lượng của mỗi chuyên đề đều đảm bảo 50% kiến thức lý thuyết, 50% dành I cho thực hành, thảo luận.

Trong chương trình dành thời lượng là 15 tiết cho hoạt động thực tế chuyên môn (thực tế chuyên môn tại các trường phổ thông trong hoặc ngoài tỉnh có bề dầy truyền thống, những trường đạt chuẩn Quốc gia, có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm). Các chủ đề...

3,258 Read
203 Share
(361)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang