ảnh minh họa
Nhiều năm trước đây, một trong những hình thức kỷ luật hay còn gọi là phạt mà các thầy cô hay áp dụng đối với học trò đó là chép phạt. Viết xấu chép phạt, quên vở chép phạt, chưa làm bài đầy đủ chép phạt, chép bài thiếu, chữ xấu, làm sai và thậm chí mắc lỗi nói chuyện cũng chép phạt.
Tùy theo mỗi giáo viên mà việc chép phạt diễn ra nặng hay nhẹ. Có khi chép phạt 1-2 trang giấy có khi chép cả 5-10 trang giấy. Mục đích của hình thức phạt này giúp học sinh nhận ra lỗi sai và nhớ để lần sau không vi phạm.
Tới nay hình thức này không quá phổ biến trong quá trình giáo dục giúp học sinh tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều giáo viên áp dụng, thậm chí phổ biến ở một số trường học như một hình thức kỷ luật hữu ích.
Hễ mắc lỗi học sinh sẽ trở thành máy chép, lỗi nhẹ thì phạt nhẹ, lỗi nặng thì phạt nặng, phạt tiếp nếu học sinh chưa có sự tiến bộ.
Sự lạm dụng hình thức phạt đã và đang tỏ ra không thích hợp và đem lại hiệu quả trong quá trình giáo dục. Nhiều học sinh bậc THPT khi được hỏi đã nói từng chịu thực hiện hình thức kỷ luật này tuy nhiên các em cho rằng thầy cô biến mình thành máy chép phạt không thể giúp các em mau tiến bộ mà chỉ khiến mất thời gian học tập, vui chơi mà thôi.
Các em cũng nói rằng: Hình thức chép phạt với số lượng nhiều có khi còn phản tác dụng đến học sinh bởi nhiều bạn sẵn sàng đối phó với hình phạt ấy bằng cách đi nhờ hoặc thuê bạn chép hộ, nghỉ học một vài tiết để không phải hoàn thành kỷ luật.
Nhiều học sinh cho rằng các em ám ảnh với kiểu phạt đó. Một học sinh lớp10 kể: Lớp em cứ mỗi lần thiếu bài tập về nhà cô đều bắt làm bản kiểm điểm có chữ ký của phụ huynh.
Đôi khi chúng em vì không hiểu, không làm được chứ không phải vì lười mà không làm bài nên chịu phạt cũng ấm ức. Đáng nói, thời gian đầu bạn nào cũng lo ngại vì phải đưa bố mẹ ký nhưng nhiều bạn cùng mắc lỗi và mắc lỗi nhiều lần mà cô chỉ thu lại bản kiểm điểm, không kiểm tra kĩ nên các bạn biết và toàn nhờ nhau ký hộ thay phụ huynh.
Các bạn không còn quá lo lắng mỗi khi không làm bài vì có vi phạm thì cùng lắm là làm bản kiểm điểm rồi nhờ bạn khác ký.
Quả thực, đã là học sinh thì khó tránh được một vài lần không vi phạm một lỗi nào đó. Nếu bị đẩy vào hình phạt thiếu hợp lý, tạo ra áp lực nhất định chắc chắn học sinh sẽ nghĩ ra cách để đối phó, thậm chí nhiều em còn ao ước thày cô cho luôn điểm không để khỏi chép phạt, hoặc tiêu cực hơn các em sẵn sàng trốn học, bỏ tiết để khỏi phải đối diện với hình thức phạt.
Cứ mắc lỗi thì chép phạt, làm bản kiểm điểm nhiều lần, có chữ ký phụ huynh chẳng có tác dụng nhiều nếu như không nói chỉ gây tốn thời gian học tập trên lớp hoặc lao động ở nhà của học sinh.
Nói về hình thức phạt sao cho hợp lý và mang tính giáo dục hiệu quả nhiều thầy cô : giáo viên có thể bắt các em chép phạt lại một vài công thức toán để các em mau thuộc thì có thể được.
Còn vì thiếu bài, chữ xấu, mắc lỗi mà bắt chép phạt, chép trả nợ thì không cần thiết và phù hợp. Bắt chép phạt không đúng không những không có tác dụng mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của học sinh bởi những ám ảnh của hình phạt. Mặt khác, bắt học sinh chép phạt một cách vô lối và quá nhiều cũng như một hình thức bạo lực tinh thần…
Thực tế cũng cho thấy, chép phạt không...